Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật, kéo dài tuổi thọ rất tốt.
Nấm
Nấm là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nó có chứa letinan – một hoạt chất có tác dung tăng cường miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại virus và các khối u, giảm mức độ viêm nhiễm.
Nấm còn chứa các hợp chất thực vật như purin, sterol, beta-glutan. Các chất này có tác dụng ức chế sản xuất choleseterol và ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong cơ thể từ đó giúp bảo vệ khỏe tim mạch.
Nấm là loại thực vật giàu vitamin D. Tuy nhiên, nấm phải được tiếp xúc với ánh sáng mặc trời hoặc tia cực tím thì hàm lượng vitamin D mới tăng lên. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thành phần và Phân tích Thực phẩm cho thấy nấm sò và nấm mỡ được chiếu tia cực tím trong 24 giờ thì hàm lượng vitamin D2 (1 trong 5 hợp chất thuộc họ vitamin D) tăng lên 10 lần và 190 lần. Nguyên nhân là do nấm rất giàu ergosterol – một tiền chất của vitamin D2. Sau khi tiếp súc với tia cực tím, ergosterol được chuyển hóa thành ergocalciferol (một tên gọi khác của vitamin D2).
Khoai lang là thực phẩm dân dã tốt cho sức khỏe. Nó cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Thường xuyên ăn lang sẽ giúp bảo vệ thị lực, tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe đường ruột.
Khoai lang có vỏ màu cam cung cấp ngồn chất chống oxy hóa beta-carotene dồi dào. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một củ khoai lang 200 gram màu cam có chứa lượng beta-carotene cao gấp 7 lần lượng chất này mà cơ thể một người trưởng thành cần trong một ngày.
Beta-carotene sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A, giúp duy trì sức khỏe của mắt và da. Ngoài ra, vitamin còn tốt cho sức khỏe của niêm mạc ruột, giảm viêm ruột.
Khoai lang tím chứa chất chống oxy hóa anthocyanins giúp làm chậm sự phát triển của tế bào K.
Bông cải xanh
Bông cải xanh từ lâu đã được coi là một loại "siêu thực phẩm" tốt cho sức khỏe. Loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống lại phản ứng viêm, ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, bông cải xanh còn giàu chất xơ, vitamin K… giúp duy trì sức khỏe đường ruột.
Chất glucosinolate trong bông cải xanh sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành sulforaphane có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chất này có tác dụng chống lại các tế bào K. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm mức độ viêm, ngăn ngừa tình trạng hẹp động mạch do viêm, giúp bảo vệ tim mạch.
Củ cải đường
Củ cải đường giàu nitrat. Sau khi đi vào cơ thể, chất này được chuyển hóa thành oxit nitric – một hợp chất giúp làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện chức năng não…
Màu đỏ tươi củ củ cải đường đến từ betalein – một chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp giảm viêm, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào K.
Ngoài ra, củ cải đường còn giàu axit folic (vitamin B9) giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp hemoglobin, giảm tổn thương mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi…
Cải xoăn
Cải xoăn cũng là một loại rau giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Cải xoăn có chứa nhiều các chất như beta-carotene, lutein, selen, vitamin A, C, E. Những chất này đều đóng vai trò chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do gây tổn thương cho cơ thể.
Chất lutein trong cải xoăn giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào K, phòng ngừa thoái hóa điểm vàng. Thường xuyên ăn cải xoăn sẽ giúp cơ thể được bổ sung một lượng lutein và beta-carotene dồi dào, tốt cho thị lực, ngăn ngừa tình trạng mù lòa, đục thủy tinh thể do tia UV gây ra.
Rau xà lách
Cũng giống như cải xoăn, xà lách chứa nhiều beta-carotene, lutein, selen, vitamin A, C, E… Ngoài ra, xà lách còn chứa megia giúp phục hồi các mô cơ, tăng cường chức năng não. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Y khoa Utah (Mỹ) cho thấy xà lách có thể giúp giảm nguy cơ mắc K ruột kết ở cả nam và nữ nhờ chất lutein.
Ràu xà lạch có thể được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau như ăn kèm với bánh mì, làm salad… Loại rau này chứa nhiều chất xơ, ít calo rất có lợi cho quá trình giảm cân.
Cà rốt
Cà rốt cũng chứa nhiều vitamin A, C, E, beta-carotene, selen, lutein… Cà rốt màu vàng giàu xantofin, tốt cho mắt… Ngoài màu vàng cam, cà rốt cũng có một số màu sắc khác (dù hiếm gặp hơn) như đỏ, tía… Cà rốt đỏ có chứa lucopen – một dạng caroten giúp ngăn ngừa bệnh tim và sự phát triển của các tế bào K… Cà rốt tía chứa một sắc tố khác là antoxian có tác dụng chống oxy hóa mạnh.
Lưu ý, các chuyên gia khuyên chúng ta không nên quá nhiều cà rốt vì lượng carotene trong cà rốt không được chuyển hóa thành vitamin A sẽ ứ đọng trong gan, gây ra vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi…
Bách Nguyên (Theo songkhoe)