Chia sẻ

Người phụ nữ kiên cường

Nhìn chị, một người phụ nữ đã đi qua quá nửa cuộc đời tuy có đôi chút tiều tụy nhưng sâu thẳm trong ánh mắt chị vẫn hiện rõ một nghị lực phi thường.

Tai nạn ập đến

Năm 1989, qua sự giới thiệu chị đã quen anh, ít lâu sau đó thì hai người kết hôn. Hồi đó anh làm việc ở nhà máy than còn chị thì ở nhà nội trợ. Đến tháng 1 năm 1999, khi đang làm việc trong hầm mỏ thì sự cố đã xảy ra khiến anh và một số công nhân khác bị thương trong đó anh bị thương nặng nhất. Anh bị gãy xương sống, phần dưới bị liệt, mắt phải không nhìn thấy gì nữa.

Trụ cột duy nhất trong nhà đã bị đổ, lúc đó chị đang mang bầu được sáu tháng, mọi thứ trước mắt chị bỗng trở nên mù mịt, tăm tối. Nguồn sống duy nhất của cả gia đình giờ đây đã bị gián đoạn, con thì sắp ra đời, chị cảm giác như đang rơi xuống bờ vực thẳm. Giờ đây chị chỉ biết nghiến chặt răng, mở to mắt để đương đầu với chặng đường dài đầy gian nan phía trước.

Người phụ nữ kiên cường 21 năm qua đã chăm chồng, nuôi con khôn lớn – Ảnh minh họa

Vác bụng to lo toan gánh nặng

Vì không muốn gây phiền phức cho người thân, chị đã một mình bụng mang dạ chửa chăm sóc chồng. Trong thời gian chăm sóc anh ở viện, mỗi ngày chị chỉ ăn duy nhất một bữa để còn dành tiền bồi bổ cho chồng.

Sau khi phải nằm liệt trên giường, anh thường cầu xin chị: "Anh bị thế này rồi, em còn vất vả chịu khổ vì anh làm gì, chi bằng cho anh vài viên thuốc ngủ cho xong". Chị cầm tay chồng và nói: "Chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ bỏ cuộc, chỉ cần em còn sống ngày nào em sẽ hết lòng chăm sóc cho anh".

Ít lâu sau thì chị sinh. Vậy là chị một tay cho con ăn, giặt giũ tã lót, một tay chăm sóc người chồng bị liệt. Do kinh tế khó khăn, cơm ăn bữa no bữa đói, chị mỗi ngày một xanh xao, gầy yếu, không đủ sữa cho con bú nên đứa bé khóc suốt ngày.

Tinh thần, thể chất kiệt quệ nhưng chị vẫn luôn mạnh mẽ

Mấy năm trở lại đây bệnh tình của anh ngày một xấu đi cần phải đưa vào viện để điều trị. Ngày nào chị cũng tất bật chạy từ nhà ra viện rồi từ viện về nhà. Biết hoàn cảnh khó khăn của chị, bệnh viện đã tạo điều kiện sắp xếp để chị được quét dọn vệ sinh ở đó. Vậy là hàng ngày ngoài việc đưa cơm cho chồng chị còn tranh thủ kiếm được đồng ra đồng vào để trang trải cuộc sống. Cho dù vất vả, cực nhọc đến mấy thì một ngày ba bữa cơm cho chồng chị đều chuẩn bị rất tươm tất và đúng giờ. Khi anh ăn xong, chị tươi cười ngồi kể cho anh nghe chuyện học hành của con gái, tình hình ở nhà và những chuyện bên ngoài để anh thấy thoải mái.

Hơn hai mươi năm chăm sóc chồng, chị đã học được cách cắt tóc, thuộc nhiều tên thuốc và và đặc biệt là học được tính nhẫn nại. Cho dù những lúc khó ở, tâm trạng anh Dũng có nóng nảy đến mấy, khuôn mặt chị vẫn luôn nở nụ cười.

Chị bảo: "Cả hai chúng tôi đều phải mạnh mẽ, những ngày tháng khó khăn nhất cũng không muốn ai giúp đỡ cả. Tôi có mệt một chút cũng không sao, chí ít thì hai mẹ con tôi vẫn còn khỏe mạnh. Anh ấy khổ hơn chúng tôi nhiều bởi hơn nửa đời người đã phải sống nhờ trên chiếc xe lăn. Nỗi khổ tâm đó không phải người bình thường nào cũng có thể hiểu được".

Cho đến nay anh đã nằm liệt trên giường bệnh được 21 năm, cô con gái của anh chị năm nay cũng tròn 21 tuổi.

Kết thúc cuộc trò chuyện, chị đã nói một câu khiến tôi vô cùng cảm động: "Với tôi và con gái tôi anh ấy là người vô cùng quan trọng, bởi sự tồn tại của anh ấy cho thấy sự tròn vẹn của một gia đình".

Khánh Chi (tổng hợp)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram