Chia sẻ

3 cô gái trẻ chia sẻ về hành trình giành sự sống khi bị ung thư

Trên hành trình giành sự sống, Ngọc Diễm, Bảo Ngọc, Thanh Trúc trở thành ngọn lửa truyền cảm hứng cho nhiều người khác.

Cách những người trẻ vượt qua những ngày điều trị đau đớn, sợ hãi, bế tắc; cách họ đứng lên, siết tay mạnh mẽ tiếp tục bước tiếp cuộc đời tươi đẹp là thông điệp ý nghĩa dành cho mọi người

Lê Hồ Ngọc Diễm nhận kết quả ung thư vú vào đúng ngày sinh nhật năm 22 tuổi. Vì sợ gia đình lo lắng, cô giấu cha mẹ một mình vào viện phẫu thuật và điều trị ung thư, chạy vạy khắp nơi để tìm cách chi trả cả trăm triệu đồng viện phí. "Nói không sợ là nói điêu nhưng lúc đó mình chỉ lo nhất một thứ đó là không có tiền chữa bệnh", Diễm chia sẻ.


25 tuổi, Trần Bảo Ngọc nhận kết quả mình bị ung thư hạch giai đoạn 4. Những ca phẫu thuật qua đi, để lại nơi cô gái trẻ vết sẹo khó xóa nhòa, cả về thể chất lẫn tinh thần. "Người ta thường muốn che giấu những vết sẹo vì sợ hãi, nhưng với mình, mỗi vết sẹo là một câu chuyện, lời nhắc về những điều đã qua, động lực để sống tốt hơn", Ngọc nói. Với cô, phát hiện bệnh ung thư không đồng nghĩa với dấu chấm hết, đó là niềm hy vọng, cơ hội để được chữa lành, để tiếp tục sống.

Thạc sĩ ngành Dược – Triệu Thị Thanh Trúc phát hiện mình bị ung thư vú năm 28 tuổi. Không chỉ bình tĩnh đón nhận kết quả, cô sống lạc quan, tích cực chia sẻ kiến thức về ung thư đến mọi người. Trúc tin rằng những chia sẻ ấy vừa giúp mọi người có kiến thức về ung thư, vừa giúp chính mình vơi đi nỗi đau trong quá trình điều trị. Khi đương đầu với ung thư, cô chọn chiến đấu vì bản thân mình. Thay vì để bố mẹ lo lắng, động viên, Trúc chọn trở thành điểm tựa, là "chiếc ô" cho gia đình, bằng chính thái độ cởi mở, vui tươi khi điều trị bệnh.


Bên cạnh việc luyện tập thể thao và sinh hoạt lành mạnh, các bạn trẻ được khuyến cáo nên mua bảo hiểm bệnh ung thư, chuẩn bị cho mình một nguồn tài chính vững chắc để kịp thời chữa trị trong trường hợp không may mắc bệnh.

Việt Nam đang ghi nhận tình trạng trẻ hóa một số bệnh ung thư so với thế giới. Nguyên nhân có thể kể đến là thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng không lành mạnh, áp lực công việc, hút thuốc, môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn… Những tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể về lâu dài có thể gây các bệnh mạn tính, đột biến gen, phát sinh tế bào ung thư.

Khánh Chi (tổng hợp)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram