Chia sẻ

Vì sao hầu hết chúng ta đều từng bạo hành con mình ít nhất 1 lần trong đời?

Những vết thương không lành bởi nền giáo dục roi vọt

Khi lớn lên trong nền giáo dục roi vọt của bố mẹ thế hệ 6X, 7X, ký ức của chúng ta sẽ lưu trữ những ức chế này. Trung khu xử lý nỗi sợ hãi và các ký ức xúc cảm – amygdala sẽ được kích hoạt trong suốt quá trình bị bạo hành tâm lý từ bố mẹ.

Và vấn đề đáng nói là nó sẽ tự kích hoạt lại mỗi khi gặp phải một yếu tố khiến nó gợi nhắc tình huống gây tổn thương tâm lý trong quá khứ. Một người mà khi còn nhỏ đã bị đánh trong một tấm rèm cửa màu đỏ sẽ cảm thấy không thoải mái với màu đỏ và bản thân họ thì không thực sự hiểu được điều gì đang xảy ra với mình.


Đó là lý do tại sao một dạng bạo lực có thể trỗi dậy trong mỗi chúng ta khi con cái mình ở vào những trường hợp tương tự. Khi trẻ không nghe lời hay mắc lỗi, hạch hạnh nhân sẽ ra hiệu cho bạn thấy nguy hiểm và khi đối diện với nó, bạn lại có xu hướng lặp lại những điều mà mình đã trải qua khi còn nhỏ.

Mỗi lần bạn bị bạo hành, bị sỉ nhục hay bị trừng phạt, nỗi sợ hãi và cú sốc tinh thần tạm thời sẽ khiến bạn không học được gì cả. Trẻ sẽ không học được từ những câu quát nạt của bố mẹ. Và tương tự như vậy, bố mẹ cũng không dạy được gì cho con trẻ khi để bạo lực thống trị mình.

Một trong những cách hữu hiệu để không thành một "toxic parent", đó là bố mẹ cần đối diện với những cảm xúc tiêu cực đang trào dâng trong mình, bạn hãy lắng nghe và đối thoại để chế ngự những cảm xúc ấy.

Làm sao để không cần roi vọt mà vẫn đủ yêu thương?


Cuốn sách vì sự an toàn của con bạn mà xuất bản, tập 2 của bộ sách bestseller 2017 – 30 ngày cùng con nhận biết và phòng chống bạo hành

 Định hướng con bằng lời khen tích cực

Thay vì chỉ soi vào những lỗi sai của con, hãy khen con theo hướng khuyến khích những điều con đã làm được, những tiến bộ của ngày hôm nay đã hơn hôm qua như thế nào. Lời khen của bố mẹ sẽ giúp trẻ thêm tự tin và có động lực để làm tốt hơn nữa điều bố mẹ mong muốn.

Lý giải việc con mình đã không làm

Khi con không vâng lời hoặc không thực hiện những gì bố mẹ yêu cầu, thay vì quát tháo hay trừng phạt, hãy tìm hiểu và cố lý giải vì sao con lại như thế.


Bạo hành tâm lý là dạng bạo hành phổ biến và để lại những hệ quả lâu dài trong tâm trí trẻ

Chúng ta cũng từng là đứa trẻ

Hãy thường xuyên đặt mình vào vị trí của con để thấy chúng ta đã từng cần gì ở bố mẹ khi chúng ta còn bé.

Con là tấm gương phản chiếu lại chúng ta

Bố mẹ chứ không phải giáo dục ở nhà trường khiến con bạn hình thành nên những tính cách tốt lẫn xấu. Hãy trở thành tấm gương cho con thay vì đổ lỗi cho môi trường, xã hội, bạn bè của con.

Nguyên tắc kỷ luật

 Luật gia đình là thứ quan trọng nhất, không chỉ con cái mà cả bố mẹ cũng buộc phải tuân thủ. Bạn cấm con chơi điện tử nhưng bạn vẫn chơi hàng ngày, vậy con bạn có nghe lời bạn không? Đưa ra các nguyên tắc và tuân thủ nghiêm ngặt là cách để bạn tôn trọng và định hướng sự phát triển đúng đắn cho con.

Linh An

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram