Uống nước tía tô đúng thời điểm này giúp củng cố sức khỏe, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Tác dụng của lá tía tô
Tía tô là loại gia vị được sử dụng nhiều trong nấu ăn. Ngoài ra, nó cũng được coi là một vị thuốc trong Đông y.
Tía tô tính ấm, tác dụng tán phong hàn, giải uất, hóa đờm, giải độc cua cá, làm cho ra mồ hôi, trị ho, cải thiện tiêu hóa, giải độc, trị cảm mạo. Cành tía tô (còn gọi là tô ngạnh) có tác dụng an thai. Quả tía tô (còn gọi là tía tô tử) có tác dụng trị ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.
Uống nước lá tía tô có tác dụng thúc đẩy hoạt động của khí huyết trong cơ thể, điều hòa công năng phụ tạng, cải thiện trao đổi chất, thúc đẩy quá trình bài tiết cặn bã trong cơ thể ra bên ngoài.
Ngoài ra, ăn lá tía tô hay uống nước lá tía tô cũng góp phần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể, giúp cải thiện tiêu hóa.
Tía tô là loại gia vị được sử dụng nhiều trong nấu ăn. Ngoài ra, nó cũng được coi là một vị thuốc trong Đông y.
Thời điểm uống nước lá tía tô tốt nhất cho cơ thể
Trong này, bạn có thể uống nước lá tía tô trước ba bữa ăn chính khoảng 10-30 phút. Đây được coi là thời điểm tốt nhất để cơ thể hấp thụ khoáng chất trong lá tía tô, giúp thúc đẩy đào thải mỡ thừa, giúp giảm cân, làm đẹp da.
Mỗi lần uống dùng 10-20 gram lá tía tô tươi đun cùng khoảng 100ml nước.
Lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô
Người lớn chỉ nên dùng tối đa 2-3 ly nước lá tía tô/ngày.
Không nên đun sôi nước lá tía tô quá 15 phút vì như vậy các chất dinh dưỡng trong lá tía tô sẽ bị bay hơi hoặc phân hủy, làm giảm lợi ích.
Tuyệt đối không uống nước lá tía tô thay nước lọ.
Không lạm dụng nước lá tía tô, không uống trong thời gian dài vì có thể gây ra tác dụng phụ. Trong lá tía tô có một số hoạt chất có thể gây ra bệnh cao huyết áp, làm tổn hại tim mạch. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều nước lá tía tô có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng.
Uống nước lá tía tô với lượng nhiều và trong thời gian dài có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi không kiểm soát, đại tiện lỏng kéo dài, làm mất cân bằng điện giải.
Ngoài ra, lá tía tô chứa nhiều axit oxalic. Chất này có thể tích tụ ở tuyến thượng thận và gây ra sỏi thận, suy thận.
Bách Nguyên (Theo songkhoe)