Trái cây là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, trái cây còn được dùng để trị ho vô cùng hiệu quả.
Quất
Quất có vị chua ngọt, tính mát có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho, trừ đờm… Trong quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin giúp chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng virus. Đây là một loại trái cây trị ho rất hiệu quả.
– Cách 1: Ngâm quất với một chút muối đẻ ngậm hoặc uống
Quất rửa sạch, để ráo rồi dùng tăm đâm vài lỗ. Sau đó, cho quất ngâm vào nước pha muối khoảng 2 tiếng. Vớt quất ra, để ráo nước rồi xếp vào hũ. Các bạn xếp 1 lớp muối dày, 1 lớp quất. Khi bị ho có thể bỏ ra ngậm rất hiệu quả.
– Cách 2: Quất ngâm với mật ong
Quất rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn cắt quất thành từng miếng mỏng và bỏ hạt. Nếu không thích cắt mỏng thì bạn có thể để cả quả rồi khía viền quanh cũng được. Tiếp theo xếp quất vào lọ thủy tinh và đổ mật ong lên trên. Sau vài ngày, quất ra nước hòa quyện cùng mật ong là bạn có thể dùng được.
– Cách 3: Hấp cách thủy quất với đường phèn
Lấy 5-7 quả quất, rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt rồi xếp vào đĩa cùng 3-4 muỗng đường phèn. Chưng trong vòng 30 phút. Để tăng thêm tác dụng, bạn có thể hấp quất cùng với mật ong và hoa hồng bạch 5g, hạt chanh 5g hoặc lá hẹ 5g hoặc xuyên bối mẫu 3g tán vụn hoặc hoa đu đủ đực 8g. Phương pháp này rất an toàn, phù hợp với cả bà bầu.
Đây cũng là một loại quả trị ho rất tốt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phật thủ không thể ăn trực tiếp mà phải qua chế biến.
Cách dùng: Ngâm phật thủ với nước muối rồi rửa sạch vỏ bên ngoài, gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến ruột rồi trộn với mạch nha. Sau đó, cho vào hấp cách thủy khoảng 30-45 phút. Lấy phật thủ ra để nguội rồi cho vào tủ lạnh dùng dần.
Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy 10ml cho vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên để cho bé uống. Có thể pha thêm một chút nước lọc cho bé dễ uống.
Quả lê
Theo Đông y, lê có vị ngọt, hơi chua, tính hàn có tác dụng bổ phế, thanh tâm, tiêu đờm được dùng để chữa trị các bệnh thuộc nhiệt, sốt do bệnh phổi, viêm họng, viêm khí phế quản…
Lê ngoài cách ăn trực tiếp, bạn có thể dùng phương pháp chưng như với quất và chanh đào.
Cách làm lê chưng đường phèn: Lấy một quả lê rửa sạch, cắt ngang. Dùng dao nhọn khoét bỏ lõi. Phần đầu trái lê gọt vỏ rồi xắt hạt lựu. Cho 2-3 viên đường phèn cùng lê xắt nhỏ vào quả lê rồi đem hấp khoảng 20 phút.
Lưu ý: Những người mắc bệnh dạ dày không nên ăn lê lúc đói bụng. Bởi nhựa trong quả lê có thể kết hợp cùng axit dạ dày lúc đói tạo thành những cục nhỏ khó hòa tan gây tắc ruột, táo bón.
Nho
Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan.
Quả mâm xôi
Pha trà kết hợp với quả mâm xôi hoặc mứt từ quả mâm xôi là loại thức uống hoàn hảo chống viêm họng gây ho và giúp toát mồ hôi, từ đó mau hết cảm.
Do có tính kháng khuẩn cao nên quả việt quất cũng là lựa chọn đáng cân nhắc khi bị ho. Chỉ cần ép lấy nước, thêm chút đường và nước ấm là các bạn đã có ngay một cốc nước việt quất vừa thơm ngon vừa chữa ho hiệu quả.
Quả ổi
Nếu bị ho do dị ứng gây viêm tấy họng, chỉ cần lấy 1 quả ổi đem nướng và ăn ngay sau đó, mỗi ngày ăn 1 quả và ăn liền trong vòng từ 3 – 4 ngày sẽ rất công hiệu với người bị ho do viêm họng dị ứng.
Các loại quả khô
Nước nấu từ các loại quả khô rất bổ dưỡng, có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho và cảm lạnh. Đầu tiên đun sôi lê và táo trong vòng 30 phút, sau đó cho thêm mận khô. Trước khi tắt lửa khoảng 5 phút bỏ thêm mơ, nho khô vào là bạn đã có ngay một nồi nước hoa quả vừa ngon, bổ vừa có công dụng trị bệnh.
Quả cam
Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.
Chanh đào
Chanh đào cũng là một loại trái cây giúp phòng chống và điều trị ho, viêm họng hiệu quả. Có rất nhiều cách để dùng chanh đào chữa ho như: chanh đào cắt lát ngâm muối dùng để ngậm, chanh đào hấp cách thủy cùng đường phèn hoặc mật ong. Phương pháp chế biến chanh đào cũng tương tự như quất.
Quả la hán
Theo Đông y, quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc có tác dụng bổ phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó, quả la hán được dùng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, viêm amidan… Ngoài ra, nước sắc quả la hán có tác dụng chống ho, khử đờm còn tăng khả năng miễn dịch của các tế bào trong cơ thể.
Quả khế
Trong Đông y, khế được gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc có tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, làm lành vết thương. Vị chua của khế có tác dụng làm dịu êm vòm họng ngay lập tức mà không làm ảnh hưởng đến dạ dày như thuốc Tây nên khế có tác dụng trị ho hiệu quả.
Cách dùng:
– Khế cắt lát chấm cũng muối và ngậm một lúc trước khi ăn.
– Ngâm khế với mật ong và ăn.
– Lấy khế tẩm với rượu gừng để sắc uống.
Các loại trái cây không nên ăn khi bị ho
Dừa
Để điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp, điều đầu tiên cần nhớ đó chính là giữ ấm cổ họng. Tuy dừa đem lại công dụng làm mát thanh nhiệt nhưng lại có tính hàn, dễ gây đầy bụng và làm lạnh họng. Đặc biệt khi sức đề kháng yếu ớt, uống nước dừa dễ bị ớn lạnh, tay chân đổ mồ hôi, đầy bụng, tiêu hóa kém.
Dưa hấu
Một loại quả thanh nhiệt ngon miệng khác không nên có trong chế độ ăn của người bệnh ho chính là dưa hấu. Dưa hấu có công dụng hạ huyết áp và bổ sung nước cho cơ thể. Nếu ăn quá nhiều khiến gan thận phải hoạt động với tần suất cao để thải chất dư thừa ra ngoài. Lượng đường cao trong dưa hấu có thể gây ngứa họng, kích thích thần kinh hoạt động liên tục gây căng thẳng, kèm theo là triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua…
Bách Nguyên (Theo songkhoe)