Vào tuổi sau 40, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rất quan trọng về mặt sinh học. Sự suy giảm các hormone sinh dục sẽ kéo theo các nguy cơ mắc các bệnh tật "đặc thù" của thời kỳ mãn kinh, như: suy giảm trí nhớ, loãng xương, đái thao đường, thấp khớp, u xơ buồng trứng, ung thư vú, ung thư tử cung…
Vì thế, phụ nữ hãy "lắng nghe" cơ thể mình để có biện pháp chăm sóc sức khỏe và gìn giữ "xuân thì" ở tuổi hoàng hôn.
Sự suy giảm của "hormone thiếu nữ"
Quay trở về với giải phẫu bộ phận sinh dục nữ, cơ quan này gồm hai phần là buồng trứng (gồm hai cấu trúc nhỏ kích thước 2 x 4 x 1cm, nặng khoảng 10 – 16g) và tử cung, âm đạo, âm hộ cùng các tuyến ở các bộ phận đó. Buồng trứng đóng vai trò quan trọng và là bộ phận chính quyết định giới tính nữ. Chúng được gọi là 2 tuyến pha vừa nội tiết vừa ngoại tiết (nội tiết: bài tiết ra 2 hormone chính là estrogen và progesteron. Estrogen được gọi là hormone của thiếu nữ, còn progesteron gọi là hormone của bà mẹ. Buồng trứng còn bài tiết ra một lượng nhỏ testosteron. Ngoại tiết: bài tiết ra 1 trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt). Buồng trứng của phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với các yếu tố thần kinh, tâm lý. Những căng thẳng trong công việc hay bất hòa trong gia đình có thể làm xáo trộn bài tiết hormone buồng trứng và khiến người phụ nữ mất hết ham muốn, trở nên lãnh cảm. Những chị bị u nang buồng trứng >6cm phải cắt bỏ, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư tử cung có chỉ định cắt bỏ buồng trứng đều rơi vào tình trạng suy giảm tình dục. Buồng trứng chỉ hoạt động trong thời kỳ từ dậy thì đến mãn kinh (45 – 50 tuổi) vì thế giai đoạn tiền mãn kinh là giai đoạn suy giảm đời sống sinh lý và đến mãn kinh thì hormone giảm trầm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của phụ nữ. Thể hiện rõ nhất là sự suy giảm của estrogen.
Phụ nữ có thể cảm nhận được các triệu chứng suy giảm của estrogen trên cơ thể một cách rõ ràng khi thấy các rối loạn kinh nguyệt (vòng kinh ngắn, kinh ra nhiều hoặc ít. Đây là những vòng kinh không phóng noãn). Kèm theo đó là những cơn bốc hỏa do thiếu hụt estrogen dẫn đến rối loạn điều hành hệ thần kinh thực vật mà điển hình là cường giao cảm. Biểu hiện của nó là hiện tượng nóng bừng ở phần trên cơ thể, lan lên cổ, mặt, đầu, vã mồ hôi, lại thường xảy ra ban đêm khiến phụ nữ mất ngủ. Lạnh chân, chóng mặt, nhức đầu, chóng mặt giống hội chứng tiền đình khiến người phụ nữ xế chiều luôn ở trong trạng thái sợ hãi, lo lắng không biết mình mắc bệnh ở đâu và trầm trọng tới mức nào. Suy giảm estrogen còn gây ra rối loạn thần kinh, tâm thần: lo lắng, hồi hộp, mất ngủ, giảm trí nhớ, hay quên, thiếu tập trung. Đã vậy lại thay tính đổi nết hay cáu gắt, giận hờn vì những lý do nhỏ nhặt, thiếu tự tin (về nhan sắc, sức khỏe), tự ti, buồn nản và rất dễ rơi vào trầm cảm.
Bên cạnh đó là hàng loạt những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, "xuống cấp" của da, tóc, hệ xương, tiết niệu hay tim mạch. Nghiêm trọng hơn là sự thay đổi bộ máy sinh dục: buồng trứng, tử cung, âm đạo đều teo lại, các tuyến bài tiết chất nhờn kém, âm đạo khô, mỏng nên sinh hoạt tình dục bị đau, rát, dễ viêm nhiễm. Việc thiếu estrogen ham muốn giảm hẳn xuống, người phụ nữ hừng hực sắc xuân ngày nào nay không muốn "gần" chồng, đòi ngủ riêng hoặc nại cớ đến nhà con để chăm cháu. Đời sống sinh lý vì thế dễ đi vào con đường bế tắc và cần được can thiệp, cải thiện sớm.
Sự suy giảm estrogen với các dấu hiệu trên khiến người phụ nữ lẽ ra được an nhàn khi con cái trưởng thành lại rơi vào tình trạng lo lắng, bối rối khi thấy sức khỏe và ham muốn đều xuống dốc. Họ cho là mình "đã già" hoặc "quá đát" và luôn mặc cảm khi ngắm mình trong gương. Những vết chân chim nơi khóe mắt, những cọng tóc bạc và những tiếng thở dài nuối tiếc tuổi xuân đã qua đi cùng năm tháng. Dù vậy thì phụ nữ còn phải tiếp tục sống trong khoảng 20 năm như thế. Việc chẩn đoán chứng suy giảm tình dục nữ thường dựa vào triệu chứng tình dục và triệu chứng toàn thân. 3 triệu chứng tình dục điển hình là giảm ham muốn tình dục (ít nghĩ đến hay không còn thích huyện "chăn gối"); khô âm đạo: niêm mạc âm đạo trở nên kém mềm mại, giảm tiết dịch, thỉnh thoảng có cảm giác ngứa, rát, thường bị đau trong lúc giao hợp và cuối cùng là khó đạt khoái cảm (cực khoái thường xuyên chậm diễn ra hay không có). Triệu chứng toàn thân có 9 biểu hiện chính là rối loạn kinh nguyệt; bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, mất ngủ; mệt mỏi, khó tập trung; lo âu, căng thẳng, suy giảm trí nhớ, thay đổi tính tình; bệnh tim mạch; đau nhức xương, loãng xương; đau đầu; tóc rụng và tăng cân. Chỉ cần thấy xuất hiện 1 triệu chứng về tình dục và 2 triệu chứng toàn thân thì có thể kết luận là suy giảm sinh lý.
Suy giảm sinh lý nữ khi đã được chẩn đoán thì rất cần được điều trị sớm bởi việc nâng cao chất lượng sống của phụ nữ tuổi xế chiều là bảo vệ sức khỏe phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Estrogen là hormone bị thiếu hụt, vậy thì ta bổ sung estrogen? Vấn đề tưởng chừng dễ mà không dễ chút nào. Sau mấy chục năm dùng estrogen điều trị các nhà khoa học lại thấy không ổn bởi tỷ lệ ung thư vú, bệnh tim mạch tăng lên. Vì thế hiện nay xu thế chung là đi tìm những cây cỏ thiên nhiên. Tiêu biểu nhất có thể kể đến thảo dược quý như Lepidium Meyenii có tác dụng lên trung khu nội tiết điều chỉnh cân bằng nhằm khôi phục lại ham muốn và cân bằng sinh lý nữ. Đây là phương pháp ngày càng được thế giới ưa chuộng, ngay cả những quốc gia có nền y học tiên tiến vì tính hiệu quả và thực sự an toàn cho sức khỏe phụ nữ.
Bách Nguyên (Theo suckhoedoisong)