Việc lau dọn bàn thờ không đơn giản như những vật dụng khác đâu nhé. Muốn gia đình êm ấm, tài lộc về đầy nhà thì mọi người phải biết lau dọn bàn thờ đúng cách, tuyệt đối phải tránh những kiêng kỵ dưới đây:
Dùng khăn vải cũ, bẩn lau bàn thờ
Khi dọn dẹp, lau chùi chúng ta thường tận dụng những chiếc khăn cũ, quần áo cũ. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng những loại khăn này để lau bàn thờ bởi theo phong thủy, đây là khu vực vô cùng thiêng liêng, quan trọng, giúp gia đình cầu sức khỏe, tài lộc.
Gia chủ nên sắm sửa chổi quét, khăn lau riêng cho khu vực bàn thờ.
Di chuyển bát chân hương tùy tiện
Các nhà tâm linh cho rằng, bàn thờ là nơi linh thiêng, phù hộ cho gia đình bình an, ấm no và hạnh phúc. Chúng ta không nên tùy tiện động chạm di chuyển. Điều đặc biệt tối kỵ là không được dịch chuyển bát hương vì điều này sẽ làm Tổ tiên, các vị thần khó an vị để phù hộ cho con cháu.
Ngoài ra, người ta còn quan niệm, nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây xui xẻo cho gia chủ. Điều này có nghĩa là lòng thành của bạn sẽ không được thần linh chứng giám, gây những điều thiếu may mắn và ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ.
Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ chúng ta chỉ nên lau bát hương sạch sẽ, không được tự ý động chạm hoặc di chuyển kẻo tài lộc tiêu tán.
Lau dọn vào những ngày cấm kỵ
Người xưa thường kiêng không dọn bàn thờ vào 3 ngày đầu tháng âm lịch bởi việc này được cho là sẽ phân tán tài lộc.
Không mặc đồ nghiêm chỉnh
Khi lau dọn bàn thờ, chúng ta tuyệt đối không được ăn mặc luộm thuộm, quần đùi hay áo ba lỗ vì như vậy thể hiện sự thiếu tôn trọng với thần linh, tổ tiên. Người lau dọn bàn thờ cần phải ăn mặc nghiêm chỉnh, quần áo dài, không lòe loẹt.
Đặt đồ linh tinh lên bàn thờ
Nhiều gia đình có thói quen đặt hộp thuốc, dao kéo, chai lọ linh tinh lên bàn thờ. Tuy nhiên, những vật này khiến khu vực thờ cúng mất đi sự trang nghiêm, linh thiêng. Vì vậy, trước và sau khi dọn dẹp, gia chủ không nên để bất cứ vật gì không liên quan lên bàn thờ.
Ngoài ra, tuyệt đối không bày hoa và quả giả lên bàn thờ vì như vậy là không thành tâm, khiến gia đình mất lộc.
Khi hương đầy, người ta thường tỉa và đổ bớt chân hương. Việc này không đơn giản như các chị vẫn nghĩ đâu nhé. Nếu tỉa hương sai cách sẽ khiến tài lộc tiêu tán đó ạ.
Cách đúng nhất khi tỉa chân hương là tuyệt đối không được lấy ra hết mà phải để lại 5 chân. Đặc biệt, không được vứt chân hương bừa bãi vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị "tán tài". Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung. mà mang đi đốt thành tro rồi thả xuống sông, hồ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu, làm vậy sẽ phạm phải điều xấu.
Bách Nguyên (TH)