Chia sẻ

Nguồn gốc của lễ Tình nhân 14/2

Vào ngày này, người ta bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, chocolate và một số loại quà tặng đặc biệt khác mang nhiều ý nghĩa.

Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của ngày lễ Tình nhân Valentine không phải gồm toàn hoa hồng, chocolate và những tấm thiệp xinh xắn tràn đầy yêu thương. Thay vào đó, ngày lễ dành cho những cặp đôi yêu nhau này lại có cảm hứng từ câu chuyện bất ngờ.

Có khá nhiều thông tin về nguồn gốc ngày lễ Tình yêu, gắn với tên Thánh Valentine. Song thực tế có tới ba người tên là Valentine hay Valentinus được phong thánh nên đến ngày nay người ta vẫn còn bàn cãi xem vị nào trong ba người đó tạo ra cái ngày mà hàng triệu người trên thế giới phải hồi hộp chờ đợi.

Dù còn ít nhiều quan điểm chưa thống nhất về lịch sử ngày Valentine nhưng có một điểm chung giữa các câu chuyện về những vị thánh này là họ đều chết vì tình yêu chân chính, tình yêu cao cả và vì sự chính nghĩa.

1. Một trong những truyền thuyết được nhiều người chấp nhận nhất về nguồn gốc ngày lễ Tình yêu là câu chuyện liên quan đến một vị giáo sĩ La Mã sống dưới thời Hoàng đế Claudius II vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Thời kỳ này, đế chế La Mã trải qua một giai đoạn lịch sử đầy biến động và hỗn loạn, hay còn được gọi là "Cuộc khủng hoảng của Thế kỷ Ba", khi đế chế bị phân chia thành 3 bang chém giết lẫn nhau.

Giữa thời kỳ đen tối này, Hoàng đế Claudius ban hành một mệnh lệnh vô cùng khắc nghiệt là cấm toàn bộ thanh niên trong đế chế kết hôn bởi ông tin rằng những người lính không lấy vợ có khả năng chiến đấu tốt hơn. Song một giáo sĩ dũng cảm tên là Valentine đã đứng ra làm lễ thành hôn trong bí mật cho các cặp đôi yêu nhau. Nhưng hành động này đã bị phát giác, và ông Valentine bị bỏ tù. Hoàng đế Claudius ra lệnh xử trảm ông Valentine vào ngày 14/2 năm 273.

Theo nhà văn Greg Tobin, nhiều người cho rằng những tấm thiệp tình yêu ngày Valentine có nguồn gốc từ những mẩu giấy thể hiện tình yêu thương và ngưỡng mộ mà trẻ em tuồn vào qua song sắt nhà tù cho ông Valentine, cũng như lá thư đề chữ "Your Valentine" trước ngày bị hành quyết của ông. Song đây có thể chỉ là một tình tiết được người đời thêm thắt vào câu chuyện đầy bi kịch này.


Tức giận, Hoàng đế đã ra lệnh tống giam ông Valentine. Bị nhốt trong ngục, linh mục Valentine đã cảm hóa được quan coi ngục tên là Asterius, bằng cách chữa lành bệnh cho con gái viên coi ngục này. Cảm kích trước tấm lòng của linh mục Valentine, Asterius cùng toàn gia đình 46 người xin rửa tội theo đạo Kitô. Lo sợ việc này sẽ đe dọa vương quốc, Hoàng đế La Mã truyền lệnh chém đầu linh mục Valentine vào ngày 14 tháng 2 năm 270 trên đường Flaminius.

Cái chết của linh mục Valentine đã gây xúc động và mến phục trong dân chúng và những người Kitô giáo. Từ đó, cái tên Valentine trở thành biểu tượng cho tình yêu thương cao cả.

3. Một truyền thuyết khác lại cho rằng, vào thế kỷ thứ II sau Công Nguyên, một thầy thuốc đã bị xử chém vì tội dám tin vào Chúa Giêsu. Trong thời gian bị giam ở ngục tù, chờ bị xử chém, vị thầy thuốc đã chữa khỏi bệnh cho cô con gái mù của người cai ngục. Cô gái tìm thấy ánh sáng và giữa họ nảy sinh tình yêu.

Ngày 14/2, người thầy thuốc bị đưa đi hành hình. Trước khi chết, chàng đã gửi cho cô gái bức thư tình với chữ ký "Valentine của em". Câu chuyện này sau đó đã trở thành huyền thoại và trên khắp thế giới người ta đã coi ngày này là ngày hội của những người yêu nhau. Đến nay, các cặp tình nhân vẫn có truyền thống ký tên bằng cụm từ "From your Valentine" của ngày xưa thay vì tên mình trong các tấm thiệp Valentine.

Ngoài ra, còn có nhiều truyền thuyết khác liên quan đến lịch sử ngày Lễ Thánh Valentine. Dù có khác nhau, song các truyền thuyết này đều thấm đậm chất trữ tình, lãng mạn, nhằm tôn vinh tình yêu lứa đôi.


Bách Nguyên (Theo Vietnamnet)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram