Chia sẻ

Không nên gây áp lực khi trẻ chậm tiếp thu

Bố mẹ cần hiểu năng lực học tập của trẻ, tuyệt đối không dạy con khi mất bình tĩnh và tìm kiếm sự giúp đỡ thay vì nổi nóng, đánh mắng trẻ.

Hiện nay, trong lúc nhiều tỉnh thành áp dụng các hình thức học online và offline cho học sinh, bố mẹ đã và đang là người trực tiếp kèm con học. Tuy nhiên, không ít ông bố, bà mẹ đau đầu khi dạy mãi mà con không hiểu, tiếp thu chậm, thiếu tập trung… Nếu con có những biểu hiện này, bạn đừng bỏ lỡ 7 việc cần làm dưới đây giúp trẻ tiến bộ.

Hiểu rõ năng lực học tập của con

Bác sĩ Lê Đức Duy (chuyên ngành tâm lý trẻ em, Hà Nội) chia sẻ trong thực tế, nhiều trường hợp trẻ có vấn đề trong khả năng học tập như mắc chứng khó đọc, khó nhẩm tính hoặc khó nhận diện các con số. Một số trẻ gặp khó khăn trong việc khống chế các ngón tay để viết hoặc những trẻ mắc chứng giảm chú ý, không tập trung được lâu trong quá trình cô giáo giảng bài. Đồng thời, nhiều trẻ không đủ khả năng giải thích cho bố mẹ hiểu được vấn đề mình đang mắc phải.

Do đó, bác sĩ nhấn mạnh bố mẹ cần hiểu mỗi đứa trẻ có một khả năng học tập khác nhau. Một đứa trẻ có thể không giỏi làm toán nhưng vẽ tranh rất đẹp hoặc viết ra những bài văn giàu cảm xúc. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ khả năng của con và động viên, hỗ trợ để con phát triển đúng với khả năng, thay vì ép trẻ học theo mong muốn của bố mẹ hoặc so sánh con với những đứa trẻ khác.

Không vội vàng trong chuyện học của trẻ

Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) đưa lời khuyên bố mẹ không nên vội vàng trong việc học của con bởi 2 lý do. Thứ nhất, mỗi năm học sẽ có mục tiêu học tập khác nhau. Trong trường hợp bé bỏ lỡ 1-2 buổi học trong chương trình nhưng đạt được mục tiêu năm học, con vẫn được lên lớp. Thứ hai, tiến sĩ lưu ý quá trình học tập của trẻ diễn ra suốt 12 năm học và còn có thể lâu hơn. Khi trẻ lớn, tính cách, kỹ năng sẽ quyết định thành công của con, còn điểm số chỉ mang tính tức thì.

Asian boy student video conference e-learning with teacher and classmates on computer in living room at home. Homeschooling and distance learning ,online ,education and internet.

"Do vậy, bố mẹ không nên đặt áp lực cho trẻ cần xuất chúng trong từng chặng đường học tập mà cần đặt mục tiêu đường dài. Các mục tiêu đó là việc con thích gì, giỏi gì, đã tự giác hay chưa và những kiến thức con còn thiếu có thể được bổ sung từ các kinh nghiệm có được trong đời. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, khi trẻ gặp nhiều khó khăn về chuyện học, bố mẹ nên giảm mục tiêu học tập, đẩy mạnh mục tiêu nề nếp. Một đứa trẻ có nề nếp tốt sẽ khiến bố mẹ ít lo lắng, tiến bộ rất nhanh khi được quay lại trường", cô nhấn mạnh.

Chỉ dạy con khi bình tĩnh, không đánh, không mắng trẻ

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram