Nếu muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè đồng nghiệp thì hãy nhớ kĩ những điều quan trọng này nhé!
3 loại nợ không được thiếu
1. Không thiếu nợ về kinh tế
Nhiều người nói, giữa người với người không phân biệt của bạn của tôi thì mới là thân mật. Nhưng có câu rằng: "Anh em ruột thịt vay nợ rõ ràng, tiền bạc phân minh".
Người ruột thịt cũng còn cần phải rành mạch về tiền bạc tài sản, nữa là đồng nghiệp. Về kinh tế tính toán rõ ràng thì mới có thể gây dựng được mối quan hệ tình cảm tốt đẹp.
Tính toán rành mạch rõ ràng tiền bạc sẽ không gây ra bất hòa, trái lại, tiền bạc không rõ ràng, thời gian dài sẽ tạo thành nỗi ám ảnh trong lòng.
2. Không thiếu nợ trách nhiệm
Nơi công tác nào cũng gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ, mỗi người đều có vai trò và trách nhiệm của mình. Cấp dưới cần hoàn thành nhiệm vũ cấp trên giao phó, làm tốt hợp tác phối hợp nhóm, trợ giúp công việc của cấp trên.
Cấp trên lấy nhiệm vụ và chỉ tiêu công ty giao phân nhỏ thành các nhiệm vụ giao cho cấp dưới, đồng thời trợ giúp cấp dưới về tài nguyên và tinh thần, dẫn dắt đội ngũ làm việc nhóm, thưởng phạt phân minh.
Ai nấy làm tốt công việc của mình, không thiếu nợ trách nhiệm với nhau, thì mới làm việc đến nơi đến chốn, mới có thành tích, có tiền đồ, và cũng có tiền thưởng.
3. Không thiếu nợ tình cảm
Kết giao với bạn bè, nhất định không nên nợ tình cảm, giữa đồng nghiệp với nhau càng cần như thế.
Có câu nói rằng: "Những gì có thể dùng tiền giải quyết được thì hết sức tránh dùng tình cảm".
Dùng tình cảm sẽ phiền phức, hơn nữa giữa đồng nghiệp với nhau có nhiều quan hệ lợi ích. Một khi đã nợ tình cảm người ta rồi, khi lợi ích đan xen lẫn nhau có mâu thuẫn thì phiền phức lớn rồi.
5 loại việc không làm
1. Đừng có "xâm nhập" người khác
Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện một cách bình thường trước khi mở rộng sang chủ đề về công việc. Đừng bao giờ "xâm nhập" vào một nhóm người đang trò chuyện vì như thế sẽ làm cho câu chuyện của họ bị chi phối. Và họ sẽ rất bực mình vì những "người lạ" như vậy.
2. Đừng có "độc đoán"
Thay vì cả buổi tối, bạn chỉ nói chuyện với một người thì bạn hãy cố gắng dành ít nhất 5-8 phút để trò chuyện với người khác nữa. Như vậy, bạn cần phải thật khéo léo và lịch sự để kết thúc câu chuyện với người này. Và nếu gặp trường hợp như vậy, bạn đừng bao giờ nói những câu đại loại như: "Xin lỗi, có một người khác muốn nói chuyện với tôi". Đừng có tiết kiệm lời khen đối với người khác nhưng cũng đừng tỏ ra nịnh bợ, giả tạo. hãy sử dụng cách nói như: " Tôi rất vui khi được trò chuyện với anh/chị nhưng tôi biết là có rất nhiều người khác cũng đang rất muốn nói chuyện với bạn".
3. Đừng có lạm dụng đồng nghiệp
Thông thường, trong một cơ quan thì đồng nghiệp luôn luôn giúp đỡ qua lại lẫn nhau trong công việc cũng như những chuyện bên ngoài nếu như họ có khả năng. Nhưng cũng chính vì vậy, chúng ta không nên và đừng bao giờ chỉ lợi dụng những lợi ích đó ở một quãng thời gian ngắn hoặc có cái nhìn "thiên vị một chiều". Đừng tiếp cận đồng nghiệp chỉ vì những lợi ích cá nhân rồi sau đó tỏ vẻ …không quen biết gì hoặc có thái độ "làm lơ".
4. Đừng nên lập "phe phái, bè lũ"
Thật thích thú khi chúng ta được tiếp xúc trong một môi trường mà những người bạn quen biết đều rất thoải mái hoặc một nhóm bạn thân hợp lại. Đấy là khoảng thời gian để cho bạn "mỉm cười" và "mải mê" vào tụ tập. Nhưng nếu như có thể, bạn hãy giao thiệp thêm với nhiều người khác nữa nhé. Vì nếu bạn chỉ tập trung trong một nhóm nào đó thì vô tình bạn đã tạo cho những đồng nghiệp khác một "ác cảm" là bạn đang chia bè, chia phái.
5. Không được để đồng nghiệp trả tiền
Giữa đồng nghiệp với nhau, cùng nhau đi ăn bữa trưa là chuyện rất bình thường. Nhưng cho dù là ăn đồ ăn nhanh, cũng nên đồ ai người ấy trả. Việc nào ra việc ấy, tuy chẳng đáng mấy tiền, nhưng cũng hết sức tránh để người khác không thoải mái trong tâm.
Để người khác trước mắt không thoải mái chút trong sinh hoạt, chứ đừng để sau này khiến bạn không thoải mái lớn trong công việc.
Khánh Chi (tổng hợp)