Chia sẻ

Chồng tôi lèm bèm như đàn bà

Dù đã lên dây cót rằng sẽ có nhiều thói xấu của đối phương mà cô phải chấp nhận nhưng Mai không tránh khỏi sững sờ. Long – chồng cô – ngày nào là một anh chàng ngọt ngào, ga lăng thì giờ lộ rõ hình ảnh của một bà "hàng tôm hàng cá".

Cứ buổi chiều đi chợ, Mai đều cố gắng lựa đồ ngon, nấu những món chồng thích. Nhưng Mai vừa bước chân về đến cửa,  Long đã chặn lại, giở các túi thức ăn vợ mua ra xem. "Em mua bao nhiêu tiền một lạng thăn này. Đưa đây để anh cân lại", Long vừa nói vừa xách túi thịt đặt lên bàn cân trong bếp.

"Giời ạ, nó cân thiếu cho em rồi đây này. Mà thịt mua sao trông xỉn màu thế. Em mua 25 nghìn à?". Nghe chồng nói vậy, Mai nói chữa: "Em mua quen nên bà ấy để rẻ thôi". Nào ngờ Long rỉa róc: "Mua phải chọn thật kỹ càng, lấy cái tươi cái ngon. Làm cái gì cũng úi xùi. Quen với biết thì để làm gì. Thời buổi này chả tin bố con thằng nào cả. Em gà mờ thế thì cái con mụ bán thịt đấy vớ bẫm". Mai nghĩ thầm, "có vài nghìn thì vớ bẫm nỗi gì". Thấy Long quá chi ly nhưng cô biết không thể đối đáp lại miệng lưỡi của chồng nên đành im lặng cho yên cửa yên nhà.

Những điệp khúc chê bai, thuyết giảng cứ lặp đi lặp lại khiến Mai phát chán – Ảnh minh họa

Đến bữa cơm, Long hết chê món này mặn, món kia xào chín kỹ quá rồi chỉ dẫn Mai phải làm thế nọ, thế kia. Hai tai Mai lùng bùng suốt bữa, cô cố và cho xong bát cơm rồi đứng dậy, bỏ mặc chồng chưng hửng. Có mỗi bữa cơm tối để hai vợ chồng được vui vẻ bên nhau nhưng cuối cùng lại trôi qua nặng nề và mệt mỏi đến vậy. Rồi đồ đạc trong nhà, Mai tự mua thì Long thể nào cũng sẽ không ưng ở một điểm nào đó, chả bao giờ Long hài lòng với lựa chọn của vợ.

Những điệp khúc chê bai, thuyết giảng cứ lặp đi lặp lại khiến Mai phát chán. Cô đành nghĩ ra một kế. Mai bảo chồng. "Đợt này cơ quan em nhận thêm mấy dự án nên phải đi làm về muộn. Anh cầm tiền đi chợ cho em nhé. Anh thích món gì thì nấu, còn em ăn gì cũng được tất". Kỳ thực, Mai ở lại cơ quan chơi trồng rau, bắt sâu trên Facebook hoặc hẹn bạn đi mua sắm đến 7h mới về.

Từ việc chợ búa, Mai rừa dần cả việc mua sắm cho chồng. Thói chê bai của Long cũng chả vì thế mà thuyên giảm, hàng ngày vẫn những điệp khúc: "Cái con mụ hàng rau gian thế, nghìn rưởi một mớ rau, mình đưa hai nghìn mà không thèm trả lại. Mai phải nhắc mới được", "Cái chai giấm này mới mở mà đã có váng rồi, bọn bỏ mẹ làm ăn thế nào không biết…". Nhưng đối với Mai, cô không phải là "mục tiêu" của Long như trước thì cũng là điều nhẹ nhõm lắm rồi. Đó là chuyện ở nhà, nhưng ra đường Mai cũng nhiều phen bẽ mặt vì chồng.

Mấy hôm Mai ho suốt, chồng chở đi khám. Vừa vào đến nơi, Long đã nhanh chân chen lấn xếp sổ, còn huých cả vào người một cụ già. Mọi người đều nhìn Long rất khó chịu. Quay lại chỗ Mai, Long chỉ một bác đứng tuổi oang oang với vợ: "Thời buổi này còn ai mặc quần ống loe nữa chứ. Quê đến thế là cùng". Long nói khá to, khiến người đàn ông kia quay phắt lại nhìn. Mai ngượng chín mặt, kéo áo Long thẽ thọt: "Họ mặc gì kệ họ. Họ lớn tuổi rồi lại ở quê ra. Mà không phải anh cũng quê Thanh Hoá đấy à mà còn chê ai".

Ngồi một lúc, Long nhăn nhó: "Mấy bà bác sĩ này làm ăn lâu thế không biết" rồi sấn ra chỗ xếp sổ, lật lên xem sắp tới lượt Mai chưa. Cô y tá nhắc: "Anh ra ngoài kia, đến lượt sẽ gọi". Long không nghe, vẫn vào lật tìm sổ cho bằng được. Mấy bác sĩ và y tá bên trong phòng tỏ ra rất bực mình, mắng Long: "Anh đi ra ngoài. Phải đeo khẩu trang vào vì đây là khoa truyền nhiễm". Tưởng Long sẽ im lặng làm theo, ai ngờ anh vênh mặt lên cất giọng the thé đầy thách thức: "Không đeo đấy, làm gì được nhau nào". Nghe vậy, các bác sĩ đều phẫn nộ đứng dậy. Trông thấy cách hành xử, Mai ngồi im như thóc, cúi gằm mặt. Lát sau hé mắt ngẩng lên, thấy chồng ngúng ngẩy bỏ ra ngoài, Mai mới thở phào nhẹ nhõm. "Ơn trời, Long không quay lại đây, không các bác sĩ lại biết anh là người nhà của cô thì đến ngượng".

Khánh Chi (tổng hợp)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram