Nhan đề \"Chọn tình yêu hay bánh mì\" ở thời đại này đã chuyển thành hai câu hỏi khác: \"Tôi có muốn một cuộc hôn nhân lâu dài hay không?\" và \"Mình khẳng định người mình muốn lấy là người ấy chứ?\".
01
Năm ngoái một cô bạn của tôi lấy chồng – một anh đại khái cũng khá giả. Từ đó về sau, mỗi lần cả đám bạn cũ tụ tập, mấy người khác khi nhắc đến nó giọng sẽ có chút ghen tị nhẹ: "Lấy chồng như nó mới là lấy đúng người chứ, sống trong nhung lụa đến hết đời, còn mấy đứa nghèo như bọn mình thì mơ mà gả cho tình yêu thôi".
Vô hình chung, người ta đặt ra sự so sánh giữa chúng ta nên gả cho tình yêu và gả cho tiền tài. Nó làm tôi nhớ tới khoảng thời gian trước, các sao nữ thi nhau lấy chồng đại gia. Còn những năm gần đây, không còn quá nhiều người muốn về làm dâu nhà giàu như thế nữa, dẫu vậy, cuộc tranh luận vẫn chưa đến hồi kết.
Thời đại đó người ta còn coi trọng vật chất, giá trị quan khi ấy khiến các cô gái bắt đầu nghĩ: Rốt cuộc mình có nên gả cho tiền tài, đổi lấy một con đường ngắn hơn, không tốn sức hơn mà vẫn có được thành công?
Nghĩ đi nghĩ lại, chúng ta cho ra được một kết luận:
Nói cho cùng, dù gả cho tiền tài rồi, bạn cũng không thể tránh khỏi việc lựa chọn đâu. Nếu như bạn thật sự có thể bước "tầng mây" đó, tức là những người có tiền mà bạn được tiếp xúc không chỉ có người kia. Nhưng cuối cùng, bạn vẫn chọn người ấy thay vì người khác, như thế nghĩa là người ấy phải có gì đó hấp dẫn bạn hơn so với người khác. Có lẽ không phải tình yêu, nhưng chắc hẳn cũng là một đặc điểm hơn người.
Dù bạn dự vào cơ sở vật chất để chọn người ấy, đến cuối cùng vẫn suy ra được lựa chọn của bạn đơn giản là người ấy mà thôi.
02
Để so sánh kĩ hơn, tôi còn có một đứa bạn lấy một anh chồng điều kiện không khá khẩm lắm. Anh ấy là người thứ ba mà bạn tôi yêu. Mối tình đầu kết thúc trong thầm lặng, mối tình thứ hai thì mãnh liệt rồi cũng đoạn tuyệt."Tôi gặp được anh ấy qua mai mối, hai đứa hẹn hò được 3 tháng, tôi liền quyết định tôi muốn lấy anh ấy làm chồng", nó đã nói như vậy trong đám cưới.
Nó trở thành người được gả cho tình yêu mà tất cả hay nói.
Nếu nếu là gả cho tình yêu, vậy cũng có rất nhiều vấn đề tự nhiên sinh ra, chẳng hạn như: Người ta trong đời chỉ yêu một người hay sao? Có người là thế thật nhưng đại đa số thì không phải. Vậy loại trừ những người lăng nhăng, cái gọi là người yêu cũ cũng đều là những người chúng ta từng yêu sâu đậm. Đây cũng là tình yêu.
Thế sao chúng ta lại không lấy người đó? Thậm chí ngay cả suy nghĩ muốn lấy người đó cũng không có? Không phải chúng ta vẫn luôn muốn gả cho tình yêu hay sao? Hay chẳng lẽ đây không phải tình yêu? Tại sao đại đa số chúng ta đời này sẽ yêu vài ba lần, nhưng cuối cùng lại chỉ chọn lấy một người trong đó?
Tôi nghĩ lý do là bởi chúng ta không chỉ muốn gả cho tình yêu, mà quan trọng phải là người ấy – người duy nhất khiến chúng ta cam tâm tình nguyện bỏ qua hết mọi cám dỗ, mọi đối tượng tưởng chừng tốt hơn rất nhiều. Đó mới là người chúng ta chân thành muốn hướng tới hôn nhân.
03
Lời thề trong hôn lễ thường hay có đoạn: "XXX, bạn có đồng ý lấy anh YYY làm chồng không? Dù giàu sang hay nghèo hèn, dù khỏe mạnh hay bệnh tật, dù cuộc sống thuận lợi hay khó khăn, bạn vẫn sẽ ở bên, quyết không rời xa mãi mãi?".
Lời thề này rất quen thuộc, bởi lẽ ai cũng biết, ai cũng nói. Nhưng tôi muốn nhắc mọi người một chút, trọng điểm của câu nói không, xưa nay không phải vế sau của câu, mà phải là vế trước.
Cả đời không rời xa chỉ là điều kiện đủ, còn yếu tố quan trọng nhất vẫn phải là bạn có bằng lòng lấy người đó hay không. Quan trọng là lấy người ấy, lấy được người mà bạn xác định là đặc biệt nhất, còn nguyên nhân vì sao lại chọn chỉ là thứ yếu.
Cái sai lầm của nhiều cô gái ở đây là coi hôn nhân của mình như cuộc mua bán, họ luôn nghĩ mình chỉ có thanh xuân này nên chỉ mua được món hàng như thế này như thế kia, từ đó mới khăng khăng phải chọn giữa tình yêu và tiền tài. Tư duy này khiến cuộc sống sinh hoạt hôn nhân của họ thiếu đi sự hạnh phúc. Bởi lẽ thường tình, bạn có thể chấp nhận việc người mình yêu khác với người khác, nhưng có thể chấp nhận việc món đồ bạn bỏ tiền ra mua kém hoàn hảo hơn người khác không? Đối với nhiều người, chuyện này là không thể.
Hôn nhân thực tế chính là vậy, lý do ban đầu khiến bạn chọn ở bên người ấy chưa chắc đã là nguyên nhân quyết định cả hai có thể ở bên nhau mãi mãi hay không.
Người ấy có thể không phải người giàu nhất bạn quen, thậm chí còn có khả năng bị phá sản, bị mất hết mọi thứ. Tình yêu của các bạn cũng sẽ dần thay đổi, không còn sục sôi, cuồng nhiệt mà dần bình tĩnh trở lại, thậm chí còn có khả năng rạn nứt vì dăm ba thứ cơm áo gạo tiền. Tất cả những điều này, đều tràn ngập tính không xác định. Và tính không xác định ấy lại có thể khiến vợ chồng xa cách nhau.
Lúc gặp khó khăn, điều khiến chúng ta từ bỏ bản năng trốn tránh trước nguy hiểm là tiền tài ư? Hay là tình yêu? Cả hai đều không phải, là vì người ấy thôi. Vì là người ấy, nên bạn bằng lòng. Vì là người ấy, nên bạn chấp nhận. Vì là người ấy, nên mọi thứ đều xứng đáng.
Sau tất cả, nan đề "Chọn tình yêu hay bánh mì"ở thời đại này đã chuyển thành hai câu hỏi khác: "Tôi có muốn một cuộc hôn nhân lâu dài hay không?" và "Mình khẳng định người mình muốn lấy là người ấy chứ?". Nếu như hai đáp án đều là khẳng định, vậy dù bạn vì lý do gì mà ở bên người ấy, bạn sẽ không phải đang gả cho tiền tài hay gả cho tình yêu đơn thuần nữa, mà là gả cho cá nhân bằng xương bằng máu bạn đã chọn thôi.
Khi ấy, bạn mới có thể thanh thản mà nói ra lòng mình với người chứng hôn rằng: "Tôi đồng ý".
Khánh Chi (tổng hợp)