Chia sẻ

Cách người giàu không hoang phí

Tiền không ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống mà đó chính là mồ hôi, công sức do bản thân trầy trật mới kiếm được. Muốn trở thành người giàu có, đầu tiên phải tỉnh táo trong việc tiêu xài!

Phần đông chúng ta đều nghĩ rằng người giàu có cách tiêu xài phung phí, không biết tiếc tiền và sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn mua sắm mọi thứ. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm vì ít ai hiểu được người giàu nhiều tiền không phải từ lương mà từ cách đầu tư tài sản. Nghe có vẻ khó hiểu và phi lý nhưng chính xác là như vậy. Mark Zuckerberg, ông chủ của ứng dụng toàn cầu Facebook chỉ nhận mức lương 1 đô la mỗi năm vậy mà vẫn nằm trong top những tỉ phú giàu có nhất thế giới, không thể tin được đúng không nào! Giàu có như vậy nhưng người ta vẫn thấy tủ quần áo của Mark quanh đi quẩn lại vài chiếc áo phông tối màu cực kì đơn giản, trang phục nhìn chẳng có vẻ gì là đắt tiền nếu không muốn nói là đơn điệu đến mức nhàm chán. Cũng chẳng bao giờ thấy Mark đeo chiếc đồng hồ nào quá xịn xò, ngày ngày tan làm về nhà ăn cơm vợ nấu, cuộc sống không thể bình dị hơn. Trong khi không ít người nghèo tiền bạc thì ngược lại, đôi khi không đủ tiền nhưng họ vẫn cố gắng, thậm chí vay mượn để mua bằng được những món đồ đắt đỏ, chi tiêu đến cạn kiệt túi tiền.

Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo đâu chỉ đơn thuần dựa vào thu nhập, quan trọng hơn là cách họ quản lý đồng tiền chảy qua tay mình. Một sự khác biệt rõ ràng giữa việc để dành, đầu tư và sử dụng nguồn tiền. Nhìn cách người giàu tiêu tiền, ta có thể hiểu được vì sao tài sản của họ ngày càng nhều còn mình thì ngược lại. Những người giàu có luôn là những người hiểu rõ nhất về giá trị của đồng tiền nên họ không ngừng cố gắng để tăng giá tiền tiền bạc bằng việc mở rộng các khoản đầu tư và giao dịch. Họ tiêu tiền một cách tỉnh táo và thận trọng, từ việc mua sắm từ những vật dụng nhỏ nhất đến học phí học thêm cho con cái… Ngoài ra, còn có rất nhiều sự khác biệt trong cách chi tiêu, mua sắm… của người giàu và người nghèo rất đáng để chúng ta suy ngẫm:

1. Người giàu không mua thứ không cần thiết chỉ vì nó được giảm giá

Tại sao khi đi những siêu thị bình dân chúng ta lại bắt gặp tình trạng cứ khu vực nào có giảm giá dù chỉ 5%, ưu đãi mua một tặng một thì có hàng dài người dân xếp hàng mua. Ham của rẻ, thích của cho đã ngấm vào máu của phần đông người Việt. Thế nên dù không thực sự cần thiết cho lắm thì họ cũng cố mua về vì đơn giản là… nó đang được giảm giá. Thử cân nhắc kĩ lại mà xem, món đồ đó có thật sự cần thiết hay không. Nếu đúng thứ bạn muốn mua mà lại được giảm giá thì tốt quá, tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ còn không thật sự cần thiết mà vẫn mua thì chẳng phải là bạn đã lãng phí tiền đó sao.


2. Không vay tiền mua một căn nhà thật to… chỉ để ở

Đời người ai mà không mong muốn được sống trong căn nhà cao sang, rộng lớn. Nhưng quan trọng là nên mua/xây ngôi nhà mơ ước đó tại thời điểm nào. Không phải cứ vay tiền mua một căn nhà thật to, thật đắt là xong. Đó không phải cách làm của người giàu. Thay vào đó, họ sẽ nghiên cứu và đánh giá bất động sản; cái nào có tiềm năng, cái nào có giá thấp hơn và chờ đợi. Họ sẽ kiếm được lợi nhuận khi thời cơ đến mà chẳng cần tốn nhiều công sức và tiền bạc. Đó mới là tiêu tiền khôn ngoan.

3. Không gia hạn bảo hành cho sản phẩm

Với quan niệm "để dùng lâu dài", khi đi mua sắm thiết bị mới những người thu nhập khiêm tốn thường chấp nhận đề nghị gia hạn bảo hành bởi vì cái gì dùng được lâu thì mới bền và tiết kiệm. Thế nên, họ sẵn sàng chi trả thêm một khoản tiền khác để mở rộng thời hạn bảo hành sản phẩm mà không biết rằng chính khoản tiền này mới là lãng phí. Các nhà sản xuất luôn đảm bảo thời gian bảo hành cần thiết cho sản phẩm của họ, không nên gia hạn thêm làm gì.

4. Trung thành với những thứ giản dị

Thời đại 4.0, chúng ta có thể dễ dàng mua được mọi sản phẩm từ những thiết bị điện tử đắt đỏ đến các mặt hàng quần áo, giày dép hàng hiệu ở khắp mọi nơi trên thế giới chỉ bằng vài cú click chuột. Mấu chốt của vấn đề là liệu chúng ta có đủ khả năng để chi trả hay không mà thôi. Thế nhưng có những người phải gọi là cực kì giàu có lại chẳng hề đoái hoài gì đến mặt hàng này tròn méo ra sao. Tỷ phú Bill Gates, người đàn ông làm mưa làm gió mọi bảng xếp hạng doanh nhân, tỷ phú đứng đầu thế giới suốt nhiều năm qua vẫn trung thành với chiếc đồng hồ giá chỉ 10 đô la.

5. Không chạy đua theo phiên bản mới nhất của các thiết bị điện tử

Nếu là tín đồ của điện thoại thông minh, bạn không thể kìm nén khao khát được cầm trong tay sản phẩm đời mới nhất. Cứ mỗi lần hãng thông báo ra sản phẩm mới là lại sếp hàng ngày đêm để mua cho bằng được. Thế nhưng, bạn có biết rằng ông vua đầu tư chứng khoán Warren Buffett hiện vẫn đang sử dụng chiếc điện thoại "cổ lỗ sĩ" nắp gập giá chẳng đến 500 nghìn đồng. Éo le hơn là vị tỷ phú mượn chiếc điện thoại này từ ông bạn thân…. nhưng vẫn chưa chịu trả lại.

6. Luôn thanh toán đúng hạn các khoản nợ tín dụng

Người giàu luôn đảm bảo các hóa đơn và các loại phí được thanh toán đúng hạn. Nếu để lâu có nghĩa là họ lại mất thêm một khoản tiền vì bị phạt phí trả muộn cho mọi thứ từ hóa đơn sinh hoạt, trả nợ vay thế chấp hay thẻ tín dụng. Benjamin Franklin từng nói: "Hãy coi chừng các khoản chi phí nhỏ, một chút rò rỉ nhỏ cũng có khả năng nhấn chìm một con tàu lớn"

7. Không cung phụng cho con cái mọi thứ

Xu hướng chung của mọi ông bố, bà mẹ là chiều con và sợ con bị thua thiệt hơn so với những đứa trẻ cùng chăng lứa. Vậy nên chỉ cần con cái thích gì là cũng cố đáp ứng để con "được bằng bạn bè" mà không ngờ rằng điều này không chỉ lãng phí tiền bạc mà còn dễ dàng hình thành thói quen xấu cho con. Người giàu có không bao giờ làm thế.

8. Không tốn tiền học thêm cho con

Tại sao những người thực sự giàu có rất hiếm khi cho con đi học thêm trong khi những gia đình thu nhập thấp lại cố gắng cho con đi học thêm bằng được. Chung quy cũng bởi cái nghèo, cái khổ in hằn trong tâm chí nên họ luôn khao khát các con được học hành đầy đủ, học càng nhiều càng tốt, học nhiều thì mới giỏi nên vô tình đẩy các con trở thành cái máy của việc học. Học nhiều hay học ít, học thêm hay không không quan trọng bằng việc con trải nghiệm cuộc sống ra sao.

9. Không mù quáng nghe theo khóa học làm giàu

Giàu có ai cũng muốn mà muốn giàu thì phải học. Vậy là những khóa học kinh doanh, khóa học làm giàu… mọc lên như nấm bất chấp kết quả không thành tài thì sẽ thành tật. Vậy nên trước khi trả tiền cho những khóa học cá nhân ấy, thử tìm hiểu thật kĩ lịch sử của những tỷ phú nổi tiếng xem, rất khó để thấy một người nào giàu lên nhờ cách tham gia những buổi học làm giàu đúng không?

Còn nhớ một câu nói của Tổng thống Mỹ, Donald Trump: "Hàng năm, tôi phải mua một trăm nghìn bóng đèn cho những tòa nhà của tôi. Nếu mỗi bóng đèn tôi giảm được 10 xu, số tiền tiết kiệm sẽ lên đến 10.000 đôla một năm. Tôi có thể dùng khoản tiền này cho một mục đích khác có lợi hơn. Hãy chú ý đến những con số nhỏ trong tài chính, nhiều cái nhỏ cộng lại sẽ có ý nghĩa lớn. Từ nhỏ, tôi đã được giáo huấn về sự tiết kiệm và đó là kỹ năng quản lý tiền bạc quan trọng nhất. Bạn có thể coi đó là sự hà tiện, nhưng tôi gọi nó là sự khôn khéo tài chính".Khác với nhận thức phổ biến rằng người giàu lúc nào cũng chỉ biết tận hưởng cuộc sống, thực tế cho thấy họ làm việc chăm chỉ, chi tiêu thông thái và tiết kiệm hơn người bình thường. Họ cố gắng gia tăng thu nhập, và khi thu nhập đã tăng, mới tiết kiệm một phần lớn trong số đó. Bạn có đồng ý với quan điểm của bài viết không hay có ý kiến khác, hãy cùng chia sẻ với chúng tôi nhé?

Khánh Chi (tổng hợp)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram