Chia sẻ

Các thành viên trong gia đình đã thực sự hiểu nhau?

Mỗi lần bối rối trước những câu hỏi của con, cha mẹ vẫn thường vuốt tóc, nhìn con bằng đôi mắt trìu mến và nói dịu dàng: "Khi lớn lên, con sẽ hiểu mọi chuyện".

Bọn con nít lúc đó chỉ thấy mơ hồ, khó hiểu và vô cùng xa xăm. Thậm chí, chuyện bực bội ở đâu, người lớn cũng đem về nhà, rồi lúc đó giận cá chém thớt, mắng chửi con cái, trong nhà không bốc hỏa thì cũng chiến tranh lạnh.

Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Có nhà, cha mẹ rất yêu thương nhau, đến già mà tình cảm vẫn rất mặn nồng, khổ nỗi những đứa con lại không có hiếu. Có nhà được khoác bởi vẻ ngoài của một gia đình "cơ bản" nhưng chứa đựng những điều khó có thể chấp nhận bên trong… Còn những gia đình cha say xỉn, con bài bạc, mẹ không đàng hoàng… chưa cần nhìn, chỉ cần nghe phong phanh là cũng đủ hiểu.


Tôi đi học. Bạn cũng đi học. Hết lớp này sang lớp khác bao giờ hết năng lực và hết điều kiện học hành thì thôi. Nhưng có một lớp dù nhiều tiền đến đâu cũng không có thầy để dạy. Đó là lớp học làm cha mẹ. Không ai là không có lỗi lầm. Trẻ có cái sai của trẻ, già có cái sai của già. Nhưng người lớn cứ tự cho mình quyền được quyết định tất cả mà quên mất rằng những đứa con của họ cũng đang muốn được lắng nghe, muốn được chia sẻ.

Mỗi lần bối rối trước những câu hỏi của con, cha mẹ vẫn thường vuốt tóc, nhìn con bằng đôi mắt trìu mến và nói dịu dàng: "Khi lớn lên, con sẽ hiểu mọi chuyện." Bọn con nít lúc đó chỉ thấy mơ hồ, khó hiểu và vô cùng xa xăm. Thậm chí, chuyện bực bội ở đâu, người lớn cũng đem về nhà, rồi lúc đó giận cá chém thớt, mắng chửi con cái, trong nhà không bốc hỏa thì cũng chiến tranh lạnh. Đang tuổi lớn, mấy đứa đang khủng hoảng sinh lý giờ lại thêm khủng hoàng tâm lý nữa. Nói tóm lại là hoang mang toàn tập. Và đúng là giờ lớn lên thì tôi đã hiểu. Người lớn dù ứng xử nhẹ nhàng hay ứng xử thô bạo với trẻ con thì lúc đó họ đang lâm vào đường cùng, họ không thể lý giải nổi những diều dù là đơn giản nhất. Sự thực là người lớn luôn luôn bé.

Bạn bè của tôi, có nhiều người nói với tôi rằng, sau này học sẽ không vấp lại những sai lầm của cha mẹ họ. Chẳng ai có thể biết trước được điều gì. Chính cha mẹ của chúng ta cũng đâu có muốn đối xử với con cái như vậy, nhiều lần thâm tâm họ cũng dằn vặt lắm chứ. Nhưng rồi chúng ta đã nhận lại được những gì? Thời đại nào cũng có vấn đề riêng của nó. Khi chúng ta – những người hiện tại chưa lập gia đình một ngày nào đó cũng lần lượt làm cha làm mẹ thì chính chúng ta dù đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn sẽ không tránh khỏi những cuộc xung đột nảy lửa với con cái. Vâng! Lúc đó, chúng ta sẽ không lặp lại sai lầm của cha mẹ chúng ta ngày trước mà sẽ vấp phải những sai lầm lớn hơn. Làm sao con người có thể ý thức được hành động của mình đang sai khi mà chưa nhìn thấy kết quả?

Con cái thì chưa với tới giai đoạn làm cha làm mẹ nhưng bậc sinh thành thì đã trải qua quãng đời như chúng ta hiện tại. Vẫn còn nhiều thứ ta chưa trải qua và vì thế vẫn còn nhiều thứ ta chưa hiểu nổi. Suy nghĩ của cha mẹ tuy khác chúng ta nhưng họ muốn giành những điều tốt đẹp nhất cho con cái (đặc biệt là họ có thể hiểu ít nhiều về chúng ta hiện tại trong khi chúng ta chẳng biết gì hơn ngoài nói yêu và thương). Phải mất bao lâu nữa để cha mẹ có thể chấp nhận rằng con cái họ có những nhu cầu riêng và họ không nên áp đặt quá nhiều vào con cái? Và bao lâu để một đứa trẻ con biết tha thứ lỗi lầm cho người lớn?

Khánh Chi (tổng hợp)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram