Chia sẻ

Bạn thuộc kiểu nào trong 4 loại khí chất dưới đây?

Bạn thuộc kiểu nào trong 4 loại khí chất dưới đây?

Khí chất là gì?

Ai cũng muốn được cao quý trong đời, được nể trọng. Nhưng ít người biết rằng tiền bạc không làm nên người cao quý, danh vọng không làm nên người đáng trọng. Rốt cuộc thì người cao quý, họ là ai?

Người xưa phân biệt "phú" và "quý" rất rõ ràng. Nhà giàu trong vùng, quá khứ gọi là "thổ hào", của cải đầy kho, người hầu cả trăm. Nhưng có nhiều "thổ hào" mãi chỉ là kẻ trọc phú, giàu mà không sang, không quý. Nhiều người giàu cố gắng học lấy vẻ cao sang, quý phái nhưng cũng chỉ có thể là "giả quý" (cao quý giả tạo). Họ chính là "trưởng giả học làm sang" mà học mãi chẳng thành.

"Phú" là tính bằng con số, hiện vật, bạc tiền nhưng "quý" thì lại liên quan đến sự tôn nghiêm trong cảnh giới tinh thần của người ta. Khí chất cao quý ngấm sâu vào hồn cốt của người ta dù có tiền bạc trăm vạn lượng cũng không sao mua được. Bởi nó liên quan chặt chẽ với sự giáo dục, hun đúc truyền thống của gia tộc và sự tu dưỡng của cá nhân.

Ai cũng muốn có được khí chất cao quý nhưng sự thật là hiếm người đạt được. Hãy xem bạn thuộc kiểu khí chất nào dưới đây nhé!


Thứ nhất, loại hoàn hảo

Đặc trưng của kiểu người này là không ngừng cầu toàn, luôn luôn cho rằng chỉ có sự hoàn mĩ mới được mọi người yêu mến. Họ giữ vững nguyên tắc, không thích thỏa hiệp, thường nói "nên" và "không nên", yêu ghét phân minh, có yêu cầu rất cao với bản thân và với những người xung quanh, theo đuổi sự hoàn hảo, không ngừng tiến bộ, thế giới tình cảm yếu đuối.

Họ luôn kì vọng mỗi một sự việc sẽ được thực hiện một cách vô cùng hoàn mĩ, hi vọng bản thân thậm chí là cả xã hội không ngừng tiến bộ; luôn luôn tự kiểm điểm bản thân, và cũng sẽ nhắc nhở, phê bình sai lầm của người khác.

Nếu bạn là người theo chủ nghĩa hoàn mĩ, bạn sẽ thường có những cảm xúc như phẫn nộ, bất mãn, thất vọng, chán nản. Yêu cầu quá cao sẽ đem đến rất nhiều áp lực cho bản thân bạn và những người xung quanh.

Là người theo chủ nghĩa hoàn mĩ, bạn không nên quá khắt khe, khi muốn phê bình người khác thì hãy suy nghĩ một chút, tìm kiếm ưu điểm của đối phương và cũng nên nhìn rõ sự thực, như vậy có thể giảm bớt sự hà khắc và gay gắt của bạn.

Thứ hai, loại yêu thương vô điều kiện (thích giúp đỡ người khác)

Họ luôn luôn nghĩ rằng chỉ có không ngừng giúp đỡ người khác thì mới được mọi người yêu mến.

Họ khát khao có được tình yêu của người khác và những quan hệ tốt đẹp, tình nguyện chiều theo ý người khác, coi chuyện của người khác cũng là chuyện của mình, làm cho người khác cảm thấy không thể rời xa mình, nhưng lại thường xuyên coi nhẹ cảm nhận của bản thân; vô cùng để ý đến tình cảm và nhu cầu của người khác, nhiệt tình quá mức, nguyện dành hết tình yêu cho người khác, chỉ khi người khác bằng lòng đón nhận tình yêu của họ, họ mới có thể cảm thấy giá trị bản thân được thực hiện hóa.

Thứ ba, loại thể hiện

Đặc trưng điển hình của kiểu người này là luôn theo đuổi thành tựu, cho rằng chỉ có thành công mới được mọi người yêu mến. Tâm lí hiếu thắng mạnh, thích so sánh với người khác, với họ thành công là thước đo giá trị của bản thân, họ chú trọng hình tượng, cuồng công việc, sợ những cảm xúc nội tâm lộ ra ngoài; mong muốn được mọi người khẳng định; họ là những người có hoài bão.

Họ không ngừng theo đuổi sự hiệu quả, mong muốn trổ hết tài năng, muốn được người khác ngưỡng mộ, trở thành tiêu điểm của công chúng; họ là người vô cùng hiếu thắng, rất có tiềm năng lãnh đạo; nhưng do đặc điểm tính cách nên họ lại rất sợ thất bại, chạy trốn khó khăn, mà đây lại là những điều đại kị nếu muốn đạt được thành công.

Thứ tư, loại lãng mạn

Họ rất độc đáo, cho rằng độc đáo mới được mọi người yêu thích. Tình cảm, của họ dễ biến đổi, thích lãng mạn, sợ bị người khác từ chối, cảm thấy không có ai thực sự hiểu bản thân mình, có ham muốn chiếm hữu cực lớn, họ tự mình quyết định phong cách làm việc; hay nói về những việc không vui, đa sầu đa cảm, đố kị, nhạy cảm; cực kì trân trọng tình cảm của bản thân, dành tâm huyết nuôi dưỡng nó, hơn nữa thích dùng cách duy mĩ, độc đáo để thể hiện.

Họ hy vọng có thể sáng tạo ra những hình tượng và tác phẩm độc đáo, không muốn có phong cách bình thường giống như người khác, vì vậy không ngừng phát hiện bản thân, tự kiểm điểm bản thân và khám phá bản thân.

Khánh Chi (tổng hợp)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram