Chia sẻ

7 nguyên tắc tranh cãi trong cuộc sống bạn cần phải biết

Đã bao giờ bạn bị \"bơ\" bởi một hành động cực kì xấu tính của những con người \"toxic\" mang tên: CHIẾN TRANH LẠNH?

Đã bao giờ người yêu, bạn bè, người trong gia đình ngó lơ bạn, khi bạn đang rất cần được nói chuyện để giải thích những hiểu lầm, những khúc mắc đang nghẹn chặt trong cổ học. Đã bao giờ bạn bị "bơ" bởi một hành động cực kì xấu tính của những con người "toxic" mang tên: CHIẾN TRANH LẠNH?

"Mệt lắm", "Anh không muốn nói về vấn đề này nữa", "Ngủ đây", đã bao giờ người yêu của bạn rút lui khỏi cuộc cãi vã một cách thô thiển như thế này, bỏ lại bạn với rất nhiều thắc mắc và những bức xúc còn chưa kịp nói ra?

Có hai kiểu chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh kiểu cũ, quen thuộc, cổ điển, là khi một người "bơ" bạn trong một thời gian dài, rồi bạn "bơ" lại họ cho đến khi một trong hai người chịu xuống nước để làm hòa với nhau.

Chiến tranh lạnh kiểu mới, là một người cố gắng thoát ra khỏi cuộc tranh luận bằng những lời cáu gắt thô thiển như: "Mệt quá", "Em phiền thật", "Anh không muốn nói về vấn đề này nữa", và sau đó là bỏ rơi bạn.


Trong nhiều trường hợp, khi một người "chiến tranh lạnh" với người khác, cuộc hội thoại sẽ kết thúc ngay cả khi nó chưa kịp bắt đầu.

Tệ hơn cả cãi vã, đó là cãi vã một cách không đến nơi đến chốn. Khi bạn sai và bạn rút lui một cách thô thiển trước khi bị hạ gục bởi lí lẽ của người khác, viện cớ "mệt", "buồn ngủ", "đi tắm", "đi làm", những thứ này có khả năng tàn phá mối quan hệ của bạn còn nhanh hơn cả sự phản bội. Một nghiên cứu của tiến sĩ Paul Schrodt năm 2013 chỉ ra rằng, bạn càng trốn tránh khỏi cuộc cãi vã, người còn lại càng muốn nghe câu trả lời, khi không có câu trả lời, họ sẽ cáu giận, buồn khổ và tệ hơn là muốn từ bỏ mối quan hệ.

Đàn ông đặc biệt thích dùng chiến tranh lạnh và rút lui tức thì để thoát khỏi một cuộc cãi vã mà họ biết chắc chắn là họ sẽ thua, nhưng vẫn cố bào chữa bằng việc "không đôi co với phụ nữ". Nhưng họ càng làm thế, người phụ nữ của họ càng cáu giận.

Câu chuyện dưới đây sẽ là một ví dụ mà mọi cặp đôi trên đời đều đã từng phải trải qua. Mary nghi ngờ bạn trai của mình là Tom, đã và đang cắm sừng cô trong khoảng 2 tháng trở lại đây. Tom bơ tin nhắn của Mary và thường xuyên chỉ trích cô vì những thứ nhỏ nhặt như: chuông điện thoại quá to, tắm lâu, ra khỏi phòng không tắt đèn. Mary quyết định sẽ nói hết mọi thứ cô khúc mắc trong bữa tối. Tuy vậy, Tom chỉ im lặng và nói: "Em đang làm quá lên rồi!". Trong khi Mary cố nói cho ra nhẽ thì Tom đùng đùng đứng dậy và nói: "Mệt, đi ngủ đây!".

Nhưng Tom không hề đi ngủ, anh đi ra ngoài, không nghe điện thoại của Mary, cuộc hội thoại thậm chí còn chưa bắt đầu. Rõ ràng Tom đang giấu giếm thứ gì đó, và cái cảm giác tội lỗi xen lẫn chán nản khiến anh ta mệt thật, mệt đến mức không còn gì để giải thích hay bao biện cho sự thay đổi của anh ta nữa.

Ngày hôm sau, Tom quay lại như chưa từng có chuyện gì xảy ra, Mary nhắc lại chuyện tối qua, Tom nói: "Em bệnh rồi, đi khám đi, anh mệt lắm". Và Tom lại… đi ngủ.

Trong tình huống này, Tom đã và đang thi hành chiến tranh lạnh kiểu mới với Mary, đánh trống lảng và cố đánh lừa Mary với ý nghĩ rằng cô mới là người sai trong chuyện này.

7 nguyên tắc tranh cãi trong cuộc sống bạn cần phải biết

1 — Phải biết lắng nghe khi tranh luận: trên đời không có cái gì là đúng tuyệt đối, cũng không phải ai lúc nào cũng đúng 100% cả, bạn cũng vậy có thể bạn cũng sai. hãy lắng nghe, suy nghĩ và nếu bạn sai hãy thẳng thắn thừa nhận điều đó. con người ta đôi khi thừa nhận cái sai của mình còn khó hơn cả cái chết.

2 — Đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương: bạn cần hiểu hoàn cảnh, hiểu suy nghĩ của đối phương điều đó có thể khó nhưng nó là công cụ dễ dàng nhất để tìm ra mấu chốt giải quyết vấn đề.

3 — TUYỆT ĐỐI đừng bao giờ đem cảm xúc vào tranh cãi vì nó chỉ mang tính tiêu cực, khi bạn muốn nói, giải thích một điều gì đó mà bạn dùng từ ngữ mang tính tổn thương hoặc hét lớn vào họ thì chỉ mang lại tính trái ngược mà thôi. hãy nhẹ nhàng giải thích cho họ hiểu điều mình muốn nói, và họ phản biện thì chú ý lắng nghe. đôi khi có những lúc điều bạn tranh cãi mang tính nhạy cảm làm cho bạn không thoải mái và bức xúc khi phải trình bày nó, nhưng bạn hãy kiềm chế và giữ được sự tỉnh táo nhất.

4 — Đừng giấu giếm một điều gì đó mà có thể tạo nên mấu chốt của cuộc tranh cãi, có thể điều đó khó nói bạn không thể nói cho đối phương nghe được. nếu như có tồn tại điều như vậy thì sự tranh luận giữa hai người chắc chắn thất bại cả hai sẽ cảm thấy khó chịu. cách tốt nhất là đừng để cuộc tranh cãi đó xảy ra.

5 — Tránh ngắt lời hoặc dùng cách nào đó để đối phương phải im miệng, có thể quát hoặc đe dọa vũ lực. khi đó bạn đã vô tình làm cho khoảng cách hai người xa hơn bao giờ hết vì những lý lẽ của họ dù đúng hay sai cũng phải cất lại vào lòng!

6 — Về đối tượng và vấn đề tranh luận; nếu như bạn tranh luận với một người bạn, một người giáo viên về vấn đề học tập thì tốt, nếu như bạn tranh cãi với đồng nghiệp về vấn đề công việc thì nó không có gì sai cả, nhưng nếu như bạn tranh luận với kẻ không hiểu lý lẽ, một tên côn đồ, một kẻ không ó khả năng tiếp nhận tri thức thì đó là một sai lầm to của bạn đấy. bạn có thể mập mình, đuổi đánh hoặc mang vạ vào thân mà thôi, phải hiểu đổi tượng mình tranh luận

7 — Có những cuộc cãi vã dù dùng cách nào đi nữa thì nó cũng không chấm dứt, khi đó bạn cần lùi lại một tý, im lặng và nhìn lại hệ tư tưởng cá nhân của hai người có khác nhau ở vấn đề đó hay không. vì từ lúc sinh ra, trong quá trình sống đến bây giờ thì điều đó là đúng, điều kia là sai đã ăn sâu vào tiềm thức của họ rồi, bạn hoặc bất cứ ai cũng không thể thay dổi nó.lúc đó bạn cần tôn trọng cái quan điểm của họ và chấm dứt ngay cuộc tranh luận."

Khánh Chi (tổng hợp)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram