Vào ngày này hẳn nhà nào cũng cố gắng chuẩn bị mâm cỗ đầy, cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân và gia đình. Tuy nhiên rất ít người biết được rằng: ngoài việc cúng bái, chúng ta còn phải tránh những điều kiêng kỵ để mọi nguyện cầu trở nên linh nghiệm nhất.
1. Mười kiêng kỵ trong ngày rằm tháng giêng phải nhớ
– Trẻ con khóc sẽ làm gia đình không may mắn, dễ xảy ra một số việc không mong muốn, vào ngày này cha mẹ không nên để con cái khóc nhiễu.
– Tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn.
– Kiêng đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém.
– Mang ít tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất mát tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi.
– Rằm tháng Giêng không được cho người khác mượn tiền, nếu cho mượn nghĩa là bạn cũng cho đi tài khí của mình.
– Không được để thùng gạo trong nhà lộ đáy, thùng gạo trống rỗng chẳng khác gì gia đình sẽ đói kém.
– Chú ý không để quần áo bị rách, theo quan niệm xưa thì nếu quần áo rách, năm tới sẽ bị vận rủi đeo bám.
– Kiêng quan hệ nam nữ: người phương Đông có quan niệm ngày này cần kiêng khem. Bởi lẽ việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
– Tránh mặc đồ màu trắng và màu đen vì hai màu này liên quan đến người đã mất. Người mặc hai màu đen trắng vào ngày này làm việc gì cũng khó thành.
– Kiêng câu cá: Theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Chính vì điều này, vào ngày rằm người ta thường không đi câu cá.
2. Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng đầy đủ nhất: Mâm cỗ cúng Phật gồm:
– Hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu, bánh trôi nước.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ cúng gia tiên:
Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. – 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. – 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
Đồ lễ khác gồm: – Hương – Hoa tươi – Vàng mã – Đèn nến – Trầu cau – Rượu, thuốc lá
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………….. Ngụ tại:………………………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Bách Nguyên (TH)