Sống khoẻ

Xuất hiện hai kỳ kinh trong một tháng có đáng lo?

Có hai kỳ kinh trong một tháng thường là do một số nguyên nhân đơn giản và không gây hại nhưng trong một số trường hợp, nó có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị. Vậy dấu hiệu đi kèm nào báo hiệu bệnh lý?

Thông thường, một người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt mỗi tháng 1 lần, khoảng cách mỗi lần trung bình khoảng từ 28 – 30 ngày, một lần diễn ra từ 2 – 7 ngày. Nếu chu kỳ này có xu hướng ngắn lại, điều này có nghĩa là 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần. Có đến 40-60% nữ giới gặp hiện tượng bất thường này ít nhất là một lần trong đời.


1.2 Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
Nhiều người duy trì thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt như: chậm kinh, rong kinh, mất kinh hoặc 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần. Các yếu tố lối sống có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:

Do tâm lý căng thẳng
Thường xuyên di chuyển như đi du lịch, đi công tác liên tục tại nhiều nơi
Tập thể dục nhiều hơn với cường độ mạnh
Thiếu ngủ
Tất cả những yếu tố này khiến cơ thể bạn bị căng thẳng, làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và dẫn đến việc giải phóng hormone căng thẳng dư thừa (cortisol).

Tất cả lượng cortisol dư thừa đó sẽ thay đổi khả năng điều chỉnh hormone của cơ thể, điều này có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều và kinh nguyệt nhiều hơn hoặc ít hơn. Thông thường, quay trở lại thói quen bình thường cũng sẽ giúp chu kỳ của bạn trở lại đúng hướng.

1.3 Tăng cân hoặc béo phì
Tăng cân nhanh chóng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Đó là bởi vì nó ảnh hưởng đến phần não điều chỉnh hormone (vùng dưới đồi). Điều đó có thể dẫn đến sự dao động nội tiết tố có thể gây ra hai chu kỳ trong một tháng hoặc chu kỳ không thường xuyên.

Người béo phì với hàm lượng chất béo cao (mô mỡ) có thể làm mất cân bằng hormone giới tính và dẫn đến dư thừa estrogen có thể khiến chu kỳ kinh ngắn và ra nhiều kinh hơn. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể có thể giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

1.4 Các vấn đề về bệnh lý
Chị em phụ nữ sẽ là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn kinh nguyệt nếu mắc những bệnh lý sau:

Polyp tử cung
Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…)
Buồng trứng đa nang
U xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.

Bên cạnh dấu hiệu 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần, người bệnh còn có các triệu chứng khác thường như: thiếu máu, đau lưng, chướng bụng… tùy vào từng bệnh lý mắc phải.

2. Khi nào hai kỳ kinh trong một tháng có thể báo hiệu tình trạng bệnh lý?
Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn.

Nếu tình trạng có hai kỳ kinh trong một tháng chỉ xuất hiện một vài lần do chu kỳ kinh nguyệt ngắn (kinh nguyệt đến sớm trước 3 – 5 ngày hoặc chu kỳ kinh kéo dài chỉ trong 21 ngày), hoặc do chế độ sinh hoạt không điều độ gây ra thì sẽ không quá nghiêm trọng.

Nhưng nếu xảy ra thường xuyên, kèm theo những dấu hiệu như: ra khí hư bất thường, đau bụng dưới, máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, có mùi hôi, màu đen sẫm… thì có thể là dấu hiệt của một số bệnh lý phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm buồng trứng… Hoặc rối loạn nội tiết tố như: buồng trứng đa nang, cường estrogen… Lúc này, cần nhanh chóng đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa kịp thời. Nếu để lâu không điều trị sẽ làm giảm chức năng sinh sản và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

3. Để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh
Cần tăng cường vận động: Ít hoạt động thể chất có thể là nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều. tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa béo phì, kiểm soát nội tiết tố của bạn và dẫn đến kinh nguyệt đều đặn. Vì vậy, hãy khiêu vũ, tham gia một lớp thể dục nhịp điệu, hoặc ra ngoài đi dạo… Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn tập thể dục ít nhất 30-45 phút mỗi ngày.

Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc: Một trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ sẽ xua tan mọi muộn phiền, giảm căng thẳng đáng kể. Ngoài ra cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi sau ngày làm việc bận rộn.

Để duy trì trạng thái tích cực, bạn nên tham gia những hoạt động như: đi bộ, đọc sách, nghe nhạc, massage thư giãn, tập yoga hoặc tập thể dục đều đặn mỗi ngày,…

Chu kỳ giấc ngủ của bạn đều đặn, nó có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Phải ngủ đúng giờ là vào hầu hết các ngày trong tuần và ngủ đủ 8-9 tiếng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và vì sức khỏe tổng thể.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Trong thực đơn hàng ngày, nên bổ sung thêm nhiều các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt… có tác dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể trở nên dẻo dai, giàu sức sống hơn.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách: Sau mỗi lần đi vệ sinh, nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch và lau khô bằng khăn giấy. Ngoài ra, nên dùng những sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ lành tính, có độ pH phù hợp, tránh dùng xà phòng vì sẽ khiến mất cân bằng độ pH khu vực này.

Mỗi khi tới kỳ kinh, nên lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp, đảm bảo tiêu chí khô thoáng, ít hương liệu, không gây bí bách và kích ứng.

Quan hệ tình dục an toàn: Đời sống tình dục văn minh, an toàn là yếu tố quan trọng giúp chị em không bị mang thai ngoài ý muốn, không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và có một chu kỳ kinh bình thường. Do đó, hãy sử dụng các biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi mối đe dọa từ các bệnh xã hội nguy hiểm.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram