Xây dựng các thói quen lành mạnh giúp thúc đẩy làn da tái tạo, phục hồi hiệu quả vào ban đêm.
Làm sạch da
Làn da tiếp xúc với nhiều chất độc hại từ môi trường. Bụi bẩn, khói thuốc lá, hóa chất, bã nhờn, tế bào chết… có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn. Rửa mặt, tẩy trang giúp lỗ chân lông thông thoáng.
Thoa kem dưỡng ẩm
Làn da thực hiện nhiều công việc ‘nặng nhọc’ như sửa chữa, tái tạo và làm dịu. Do đó, bạn cần một loại kem dưỡng cung cấp độ ẩm và hỗ trợ phục hồi da". Kem dưỡng ẩm vừa làm da mềm mại, vừa giữ nước cho làn da. Làn da sẽ không bị khô, đồng thời giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.
Vùng da mắt thường mỏng manh, nhạy cảm và nhanh hình thành vết chân chim. Ngủ sớm để ngừa quầng thâm và bọng mắt, bạn nên kết hợp kem dưỡng có thành phần chống lão hóa.
Đầu tư vào vỏ gối lụa
Vỏ gối may từ chất liệu lụa mang đặc tính mềm mại. Nó làm giảm ma sát có hại với da và tóc trong khi ngủ. Ngoài ra, bạn nên nằm ngửa khi ngủ để tránh cọ xát làn da với vỏ gối.
Tránh tiêu thụ nhiều muối
Lượng muối cao đưa vào cơ thể dẫn đến hiện tượng tích tụ chất lỏng quanh mắt có thể gây ra tình trạng dễ bị sưng, tạo nên bọng mắt khi thức dậy. Bữa ăn nhiều muối vào bữa tối góp phần làm rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tái tạo, phục hồi của làn da trong lúc ngủ.
Không ăn muộn
Ăn vặt vào ban đêm không chỉ góp phần tạo nên chứng đầy hơi, khiến bạn bị lão hóa sớm. Bữa ăn thịnh soạn trước khi ngủ làm suy yếu enzyme bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV, tránh việc mụn trứng cá, ngăn ngừa bệnh chàm trở nên nghiêm trọng.
Tắt các thiết bị công nghệ
Máy vi tính, điện thoại di động phát ra ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh trì hoãn việc sản xuất hormone melatonin trong khi đây là chất giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ. Quá trình giải phóng melatonin bị gián đoạn dẫn đến khó ngủ, mất ngủ. Ngủ ít khiến làn da không đủ thời gian để thực hiện tái tạo, sửa chữa. Ngoài ra ngủ sớm còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da.
Bách Nguyên (Theo phunutoday)