Táo là loại trái cây phổ biến, nhiều người ăn táo không chỉ vì sở thích mà còn để bổ sung dinh dưỡng.
Thời điểm tốt nhất để ăn táo và cách ăn hợp lý
Vậy có phải những người này không nên ăn táo? Không hẳn vậy! Chỉ cần biết lựa chọn thời điểm phù hợp, chúng ta vẫn có thể tận hưởng lợi ích của táo mà không gặp phải các vấn đề sức khỏe.
Người có tỳ vị hư hàn: Nên ăn táo sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 2 tiếng, khi đó dạ dày đã có thức ăn, sẽ làm giảm bớt tính lạnh của táo. Nếu có thể, nên cắt táo thành miếng nhỏ và hâm nóng trước khi ăn, giúp táo ấm hơn và dễ tiêu hóa.
Người mắc bệnh tiểu đường: Thích hợp ăn táo vào giữa hai bữa ăn chính và kiểm soát lượng ăn, chẳng hạn chỉ ăn nửa quả mỗi lần. Điều này giúp họ vừa bổ sung dưỡng chất từ trái cây, vừa không làm đường huyết tăng cao.
Người có răng nhạy cảm: Có thể ép táo lấy nước uống hoặc dùng muỗng xúc từng miếng, tránh việc phải nhai cắn trực tiếp, giảm thiểu áp lực lên răng.
3 nhóm người không nên ăn táo
- Người có tỳ vị hư hàn
Theo y học cổ truyền, tỳ vị là "gốc của hậu thiên", đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm. Một số người có cơ địa tỳ vị hư hàn, tức là tỳ vị yếu và dễ bị lạnh, nên cần cẩn thận khi ăn táo.
Táo có tính lạnh, nếu người có tỳ vị hư hàn ăn vào sẽ làm tăng tình trạng lạnh trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Tôi đã từng gặp một bệnh nhân như vậy, mỗi khi ăn đồ lạnh, kể cả táo, vào mùa thu đông là sẽ bị đau bụng và tiêu chảy. Đó là do tính lạnh của táo kích thích tỳ vị yếu, làm cản trở lưu thông khí huyết, khiến đường ruột co bóp không ổn định.
- Người mắc bệnh tiểu đường
Táo có chứa một lượng đường nhất định. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường này cần được kiểm soát chặt chẽ.
Mặc dù táo giàu chất xơ và có nhiều dưỡng chất tốt cho người khỏe mạnh, nhưng người mắc bệnh tiểu đường lại có khả năng điều tiết đường huyết kém.
Nếu không kiểm soát lượng táo ăn vào hoặc ăn sai thời điểm, đường huyết có thể tăng nhanh, làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Nghiên cứu cho thấy, sau khi ăn một quả táo cỡ trung bình, đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường có thể tăng từ 1 - 2 mmol/L. Vì vậy, họ cần rất cẩn trọng khi ăn táo.
- Người có răng nhạy cảm
Những người có răng nhạy cảm cũng nên hạn chế ăn táo. Táo có độ cứng nhất định, khi nhai sẽ tạo áp lực lên răng.
Răng nhạy cảm thường là do men răng đã bị tổn thương hoặc nướu yếu. Khi cắn táo, dễ gây cảm giác ê buốt, thậm chí có thể làm hư hỏng thêm men răng và nướu.
Bách Nguyên (Theo songkhoe)