Sống khoẻ

"Thời điểm vàng" ăn trứng vịt lộn hấp thu gấp đôi dưỡng chất

Nhiều người thích ăn trứng vịt lộn nhưng có lẽ không phải ai cũng biết ăn vào thời điểm nào là tốt nhất cho sức khỏe.

Tác dụng của trứng vịt lộn đối với cơ thể
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, trứng vịt lộn là loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong một quả trứng chứa khoảng 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82mg canxi… và nhiều dinh dưỡng khác.

Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng, mạnh chân gối, ấm bụng, chữa đầy bụng khó tiêu… Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục… Theo quan niệm của y học cổ truyền, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị là một bài thuốc, dùng chữa thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý…


Trứng vịt lộn không nên ăn vào buổi tối để tránh cảm giác đầy hơi, khó chịu và gây hại cho hệ tiêu hóa.

Chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn quá thường xuyên và ăn nhiều vào mỗi lần.

Trứng vịt lộn ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Trứng vịt lộn dù ngon bổ nhưng ăn nhiều quá sẽ gây tình trạng thừa chất, theo các chuyên gia, liều lượng phù hợp cho từng đối tượng như sau:

– Trẻ dưới 5 tuổi: Không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của bé còn chưa phát triển hoàn thiện, sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.

– Trẻ từ 5 tuổi trở lên: Chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ.

– Bà bầu: Bà bầu chỉ nên ăn mỗi tuần 2 quả và khi ăn hạn chế hoặc không ăn rau răm.

– Người lớn, người khỏe mạnh: Chỉ nên ăn mỗi tuần 2 quả.

Người béo phì, người già, người bệnh thận, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch, mắc bệnh gút… cần hạn chế ăn món ăn này, tốt nhất trước khi ăn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng khuyên khi ăn trứng vịt lộn, mọi người nên ăn cùng với gừng, rau răm, hạt tiêu, bởi trong Đông y, rau răm có vị cay nồng, tính ấm, trong khi đó, trứng vịt lộn tính hàn, rất tốt trong việc cân bằng chức năng sinh lý (vì ăn trứng vịt lộn cường dương nên phải kèm rau răm để giảm ham muốn). Ngoài ra, chúng ta nên ăn trứng vịt lộn cùng gừng và hạt tiêu để chống lạnh bụng, đầy hơi, chậm tiêu hóa.

Trường hợp sử dụng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram