Sống khoẻ

Thời điểm bạn nên kiêng ăn rau

Rau thực sự là chìa khóa để giảm cân, ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Nhưng có một số thời điểm bạn nên cắt giảm loại siêu thực phẩm này.

1. Kiêng ăn rau khi bạn bị đau bụng, tiêu chảy
Bạn không nên ăn rau khi hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề. Đau bụng và tiêu chảy sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Vì vậy, bạn nên hạn chế chất xơ, trong đó có rau.

Một số loại rau như bắp cải, súp lơ, hành tây… có thể gây tình trạng đầy hơi, khó chịu ở dạ dày. Vì vậy bạn nên tránh ăn các loại rau này cho đến khi sức khỏe tiêu hóa được cải thiện.

2. Khi tập luyện cường độ cao
Thời gian tập luyện cường độ cao kéo dài có thể gây ra mỏi cơ nhiều. Khi bạn bắt đầu tập thể dục, máu sẽ chảy đến các cơ đang hoạt động và máu sẽ ít đi đến dạ dày hơn để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn chưa được tiêu hóa có thể gây khó chịu cho dạ dày và tiêu chảy.

Cách khắc phục tốt nhất là tránh thức ăn thô giàu chất xơ như bông cải xanh trong những giờ trước khi tập luyện sức bền. Thay vào đó bạn nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như bánh mì với bơ đậu phộng, chuối hoặc ngũ cốc với sữa…

3. Mắc bệnh viêm ruột
Khi bị viêm ruột bạn nên ăn những thức ăn nhẹ, tránh quá tải cho cho dạ dày và ruột để giúp phục hồi đường tiêu hóa. Bệnh nhân bị viêm ruột nên cắt giảm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt trong một thời gian đến khi cảm thấy khỏe mạnh. Sau đó cần tăng cường dinh dưỡng và bổ sung rau trong các bữa ăn.


Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân nên tìm hiểu các loại thực phẩm có thể dung nạp trong chế độ ăn uống của mình. Và hạn chế thực phẩm giàu chất xơ có thể là một thử nghiệm tốt có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh.

5. Khi bạn bị đầy hơi
Tình trạng đầy hơi có thể xảy ra khi bạn cố gắng ăn nhiều chất xơ khi chưa quen. Các loại rau có thể gây đầy hơi, chướng bụng bạn nên tránh như: Đậu, bông cải xanh, bắp cải, măng tây…

6. Sau khi phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật đường tiêu hóa, chẳng hạn như cắt ruột, hầu hết bệnh nhân sẽ phải kiêng rau từ 2-6 tuần sau phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ để ruột có thời gian lành lại. Bệnh nhân được khuyên nên ăn các loại thực phẩm ít chất xơ để giảm lượng thức ăn thô đi qua ruột. Sau đó, có thể ăn lại từ từ để cơ thể thích ứng.

7. Bệnh nhân suy thận
Những người bị bệnh thận mạn tính hoặc suy thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và phốt pho, vì thận không có khả năng loại bỏ các yếu tố đó khỏi máu. Bệnh nhân nên hạn chế khoai lang, khoai tây, măng tây, nấm…

8. Nước tiểu có màu đỏ
Củ cải đường có thể làm thay đổi màu nước tiểu của bạn thành màu đỏ. Tình trạng này xuất phát từ hợp chất betacyanin tạo ra màu sắc cho củ cải đường. Phản ứng của cơ thể đối với betacyanin được cho là vừa di truyền vừa dựa trên lượng axit dạ dày ở mỗi người. Vì vậy, không phải tất cả những người ăn củ cải đường đều đi tiểu có màu đỏ.

9. Ợ nóng
Nếu bạn bị chứng ợ nóng, bạn nên tránh ăn cà chua và các sản phẩm từ cà chua có tính axit. Vì khi axit trong dạ dày gặp thức ăn có tính axit sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng ợ chua khó chịu và bệnh trào ngược dạ dày.

10. Thừa beta-carotene
Nhiều loại rau củ có chứa hàm lượng beta -caroten rất cao như: cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ… ăn vào cơ thể sẽ tạo thành vitamin A tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn ăn liên tục cà rốt, lượng caroten dư thừa không được cơ thể chuyển hóa hết sẽ gây tích lũy và ứ đọng ở gan gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi. Tình trạng này không gây nguy hiểm. Bạn chỉ cần ngừng ăn loại thực phẩm này sẽ hết vàng da.

Bách Nguyên (Theo suckhoedoisong)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram