Đẹp plus

Tác dụng phụ thường gặp khi nhịn ăn gián đoạn để giảm cân

Nhịn ăn gián đoạn là một trong những biện pháp giảm cân phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trước khi thực hành, bạn cần hiểu rõ về những tác dụng phụ có thể gặp khi nhịn ăn gián đoạn...

Các phương pháp nhịn ăn gián đoạn bao gồm các khoảng thời gian ăn và nhịn ăn xen kẽ. Mặc dù được cho là có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, song hầu hết mọi người thực hành nhịn ăn gián đoạn để giảm cân. Bằng việc giới hạn thời gian ăn, bạn sẽ cắt giảm đáng kể lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó tạo ra sự thâm hụt calo, giúp giảm cân.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các phương pháp nhịn ăn này có một số tác dụng phụ và không phù hợp với tất cả mọi người. Vì vậy, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nhịn ăn gián đoạn nào, cần tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến của chuyên gia và lắng nghe cơ thể để có thể tùy chỉnh sao cho phù hợp với từng người.

1. Tác dụng phụ khi nhịn ăn gián đoạn

1.1. Mệt mỏi và choáng váng

Trong những ngày đầu tiên thực hành nhịn ăn gián đoạn, hầu hết mọi người thường gặp các triệu chứng như đói bụng, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn... Nguyên nhân là do lượng đường trong máu thấp, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mức năng lượng thấp.

1.2. Các vấn đề về tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, chướng bụng là những triệu chứng mà bạn có thể gặp phải trong khi nhịn ăn gián đoạn.

Việc giảm lượng thức ăn đi kèm với một số chế độ nhịn ăn gián đoạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu hóa, gây táo bón và các tác dụng phụ khác. Thêm vào đó, những thay đổi cũng có thể dẫn đến đầy hơi và tiêu chảy.

Mất nước, một tác dụng phụ phổ biến khác liên quan đến việc nhịn ăn gián đoạn, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón. Do đó, cần uống đủ nước để giảm thiểu tác dụng phụ, tránh để cơ thể mất nước. Cùng với đó, hãy lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón.

1.3. Tâm trạng cáu kỉnh

Lượng đường trong máu thấp (hoặc hạ đường huyết), có thể xảy ra trong thời gian hạn chế calo hoặc trong thời gian nhịn ăn. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi về tâm trạng như cáu kỉnh, lo lắng và kém tập trung...

1.4. Hơi thở có mùi khó chịu

Hôi miệng là một tác dụng phụ khó chịu có thể xảy ra ở một số người khi nhịn ăn gián đoạn. Nguyên nhân là do thiếu lưu lượng nước bọt và sự gia tăng axeton trong hơi thở.

Khi giới hạn lượng calo nạp vào bằng cách nhịn ăn, cơ thể sẽ sử dụng chất béo làm nhiên liệu. Acetone là một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất béo, vì vậy nó tăng lên trong máu, dẫn đến hơi thở có mùi đặc trưng.

Hơn nữa, mất nước - một tác dụng phụ của việc nhịn ăn gián đoạn - cũng gây khô miệng, dẫn đến hôi miệng.

1.5. Rối loạn giấc ngủ

Nhịn ăn gián đoạn có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí không ngủ được. Do chất lượng giấc ngủ kém khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung trong ngày.

Nếu tình trạng này kéo dài, thường xuyên, cơ thể không được tái tạo năng lượng tích cực, luôn trong trạng thái mệt mỏi, lại càng dẫn đến rối loạn giấc ngủ và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1.6. Mất nước

Trong những ngày đầu nhịn ăn, cơ thể sẽ thải ra một lượng lớn nước và muối trong nước tiểu. Nếu không được bổ sung bù nước và điện giải, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy những người thực hành nhịn ăn gián đoạn thường quên uống hoặc có thể không uống đủ lượng chất lỏng cần thiết. Điều này rất phổ biến khi mới bắt đầu chế độ nhịn ăn gián đoạn.

Để giữ đủ nước, hãy uống nước suốt cả ngày và theo dõi màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu sẫm màu có thể cho thấy bạn đang bị mất nước.

1.7. Suy dinh dưỡng

Việc thực hành nhịn ăn gián đoạn không đúng cách (chế độ ăn không cung cấp đủ dinh dưỡng, nhịn ăn trong thời gian quá dài hoặc cố tình hạn chế lượng calo quá mức...) có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cùng các vấn đề sức khỏe khác.

Đó là lý do tại sao phải thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ, bổ dưỡng trong khi thực hành nhịn ăn gián đoạn, đảm bảo cơ thể vẫn nhận đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, không nên hạn chế calo một cách quá khắt khe.

1.8. Suy giảm hệ miễn dịch

Khi nhịn ăn gián đoạn, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất, dễ bị hạ đường huyết. Khi đó, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm. Từ đó, sức đề kháng của cơ thể cũng bị yếu đi và dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, nấm...

2. Ai không nên nhịn ăn gián đoạn?

Mỗi người nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nhịn ăn gián đoạn nào. Nhìn chung, những trường hợp sau đây không nên nhịn ăn gián đoạn:

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Trẻ nhỏ và thiếu niên

Người lớn tuổi bị suy nhược

Người bị suy giảm miễn dịch

Những người có tiền sử bị rối loạn ăn uống...

Ngoài ra, những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh, cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích, rủi ro khi nhịn ăn gián đoạn và lắng nghe lời khuyên của chuyên gia về cách giảm cân an toàn, phù hợp.

Bách Nguyên (Theo lamdep)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram