Sống khoẻ

Mức độ nhiễm Covid-19 từ nhẹ đến nặng chúng ta cần biết

Covid-19 là căn bệnh kỳ lạ với dải triệu chứng rất rộng, từ nhẹ như một cơn cảm lạnh thoáng qua cho đến nặng đến mức suy hô hấp. Việc phân loại các triệu chứng của Covid-19 có thể dự báo trước một người bệnh nặng hay nhẹ, từ đó có thể tiếp cận chữa trị hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh TP.HCM vừa chính thức cho cách ly F1 và thí điểm cách ly, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà để tránh gây quá tải cho hệ thống y tế, thì việc nhận biết được các mức độ khi nhiễm Covid-19 là điều hết sức cần thiết.


1. Không triệu chứng: Người nhiễm SARS-CoV-2 được khẳng định bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng.

2. Mức độ nhẹ: Viêm đường hô hấp trên cấp tính

– Người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ.

– Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy.

Các biểu hiện lâm sàng như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ là biểu thị của mức độ nhẹ – (Ảnh: Pexels).
3. Mức độ vừa: Viêm phổi

– Người lớn và trẻ lớn: bị viêm phổi (sốt, ho, khó thở, thở nhanh) và không có dấu hiệu viêm phổi nặng, SpO2 ≥ 93% khi thở khí trời.

– Trẻ nhỏ: trẻ có ho hoặc khó thở và thở nhanh. Thở nhanh được xác định khi nhịp thở ≥ 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng; ≥ 50 lần/phút ở trẻ từ 2-11 tháng; ≥ 40 lần/phút ở trẻ từ 1 – 5 tuổi) và không có các dấu hiệu của viêm phổi nặng.

– Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, tuy nhiên, hình ảnh X-quang, siêu âm hoặc CT phổi thấy hình ảnh viêm phổi kẽ hoặc phát hiện các biến chứng.

4. Mức độ nặng: Viêm phổi nặng

– Người lớn và trẻ lớn: sốt hoặc nghi ngờ nhiễm trùng hô hấp, kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: nhịp thở > 30 lần/phút, khó thở nặng, hoặc SpO2 < 93% khi thở khí phòng.

– Trẻ nhỏ: ho hoặc khó thở, và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau đây: tím tái hoặc SpO2 < 93%; suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực);  Hoặc trẻ được chẩn đoán viêm phổi và có bất kỳ dấu hiệu nặng sau: không thể uống/bú được; rối loạn ý thức (li bì hoặc hôn mê); co giật. Có thể có các dấu hiệu khác của viêm phổi như rút lõm lồng ngực, thở nhanh (tần số thở/phút như trên).

– Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, chụp X-quang phổi để xác định các biến chứng.

5. Mức độ nguy kịch gồm: Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS); Nhiễm trùng huyết (sepsis); Sốc nhiễm trùng; Các biến chứng nặng – nguy kịch khác: nhồi máu phổi, đột quỵ, sảng.

Chúng ta đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng về số ca bệnh nặng và tử vong trong đại dịch này. TP.HCM với số ca mắc mới luôn vượt 2.000 người mỗi ngày, để tránh gây quá tải cho hệ thống điều trị, Nguyên tắc điều trị theo dướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay vẫn là 4 tại chỗ, phân tầng điều trị theo diễn biến bệnh. Cụ thể, người bệnh không triệu chứng, mức độ nhẹ, điều trị tại nhà hoặc các cơ sở điều trị ban đầu, bệnh viện dã chiến; Mức độ vừa đưa vào quận, huyện hoặc hoặc các khoa truyền nhiễm của bệnh viện tỉnh; Mức nặng, nguy kịch chuyển bệnh viện tỉnh, bệnh viện truyền nhiễm, trung tâm ICU; Ca bệnh quá khả năng, chuyển tuyến lên các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện chuyên khoa của Trung ương. Vì vậy, dù có được điều trị tại đâu thì chúng ta cũng không nên hoang mang hay lo lắng vì các bác sĩ đã đánh giá nguy cơ tiến triển của bệnh dựa trên quá trình sàng lọc cẩn thận. Chúc mọi người luôn khoẻ và vững tâm trong đại dịch này.

Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram