Đường ruột khoẻ mạnh chính là nền móng vững chắc để xây dựng "lá chắn" bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây hại.
Thế nhưng dường như ít người quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa một cách khoa học, khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, qua đó cơ thể dễ mắc bệnh. Trong khi, bí quyết để có một đường ruột khỏe lại vô cùng đơn giản.
Theo thống kê, có khoảng 40% dân số thế giới gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày ít nhất 1 lần mỗi năm. Tại một số bệnh viện ở Việt Nam, có khoảng 40% người bệnh đến khám vì các vấn đề tiêu hoá. Một trong những bệnh lý phổ biến là viêm dạ dày - ruột mạn tính. Các biến chứng có thể gặp là loét, chảy máu hoặc thủng dạ dày, hẹp môn vị,thậm chí ung thư. Những bệnh lý này ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Phần lớn chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.
Tại một số bệnh viện ở Việt Nam, khoảng 40% người bệnh đến khám các bệnh về tiêu hóa
Theo các chuyên gia, những con số đáng báo động trên có thể xuất phát từ một vài nguyên nhân phổ biến sau:
- Thói quen ăn uống không điều độ, không cân đối - hợp lý và không đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, làm việc sinh hoạt thiếu khoa học, stress kéo dài, thường xuyên thức khuya, ít vận động…
- Lựa chọn thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dễ dẫn đến ngộ độc, gây hại cho sức khỏe đường ruột
- Sử dụng quá nhiều rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ra bệnh về đường tiêu hóa
- Không có thói quen đi thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hoá
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Một chế độ ăn cung cấp đầy đủ các axit amin, chất béo, các vi chất (sắt, kẽm, selen…), vitamin A, C, D…sẽ giúp hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh. Với 70% hệ miễn dịch biểu mô của cơ thể nằm ở đường ruột, tiêu hóa khỏe chính là chìa khóa để nâng cao sức khỏe miễn dịch, phòng chống các bệnh nhiễm trùng, từ đó phòng tránh được bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá.
Để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, xây dựng "lá chắn thép" vững chắc của cơ thể, PGS Lâm cũng khuyến nghị sử dụng sữa chua hàng ngày. Chăm sóc hệ tiêu hóa với sữa chua lên men là một trong những giải pháp tự nhiên đã có từ hàng ngàn năm nay. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, sữa chua đã là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của nhiều nền văn minh.
Từ thế kỷ XI, Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh giá sữa chua có tác dụng trong điều trị các tình trạng như tiêu chảy và co thắt dạ dày. Đến thế kỷ XII, sữa chua được dùng trong khẩu phần ăn uống giúp tăng dũng khí và thành quả của quân đội Thành Cát Tư Hãn. Ở Tây Âu, Vua Pháp Francois Đệ nhất bắt đầu sử dụng sữa chua như một phương pháp trị bệnh về tiêu hóa từ thế kỷ XVI.
Chính vì những giá trị tuyệt vời đó của sữa chua, PGS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh công thức về hệ phòng thủ 1170: 1 ngày - 1 hũ sữa chua - gia cố 70% hệ miễn dịch.
Hệ phòng thủ 1170: 1 ngày - 1 hũ sữa chua - gia cố 70% hệ miễn dịch
Theo các nghiên cứu, người sử dụng sữa chua có ít khả năng thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết, bao gồm vitamin B2, B12, canxi, magiê và kẽm hơn người không dùng sữa chua thường xuyên. Sử dụng sữa chua phối hợp với một số thực phẩm tốt trong khẩu phần như trái cây, rau, quả hạch, các loại đậu, cá và hải sản, và ít sử dụng thức ăn nhanh như khoai tây chiên và thực phẩm chiên, thịt chế biến và thịt đỏ... giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.
Trong đó, sữa chua Vinamilk được lên men tự nhiên từ 12 triệu đơn vị men Bulgaricus châu Âu là một trong những giải pháp dinh dưỡng được hàng triệu gia đình Việt yêu thích và tin chọn.
Bên cạnh đó, để đa dạng thực phẩm, tăng phần hấp dẫn thêm cho các món ăn, các bà nội trợ có thể biến tấu sữa chua cùng ngũ cốc, hoa quả, cà phê, salad…Sữa chua ăn Vinamilk với nhiều hương vị khác nhau, mang cả thiên nhiên vào tủ lạnh nhà bạn cũng là một lựa chọn tuyệt vời trong ngày hè nóng bức này, vừa ngon miệng, vừa góp phần xây dựng một hệ phòng thủ đề kháng khỏe mạnh, bền vững.
Bách Nguyên (Theo songkhoe)