Sống khoẻ

Giấm táo giảm đau nửa đầu dùng theo cách này hiệu quả càng cao

Nhiều người cho rằng giấm táo ngăn ngừa chứng đau đầu, sự thật như thế nào?

Giấm táo thô, chưa lọc có thể chứa sắt, kali và canxi. Cả khoáng chất và tính axit trong giấm táo đều có thể gián tiếp giúp giảm đau đầu.

Giấm táo cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa đau đầu do các vấn đề tiêu hóa gây ra.

Một nghiên cứu cho thấy rằng giấm táo làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Lợi ích này có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu tăng đột biến, đôi khi gây đau đầu.

Tuy nhiên, những người bị bệnh đái tháo đường nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo.

Người ta cũng cho rằng hít giấm táo bốc hơi có thể giúp làm sạch xoang và giảm đau đầu do viêm xoang.


Giấm táo không ảnh hưởng trực tiếp đến cơn đau đầu như thuốc giảm đau không kê đơn.

Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ dị ứng và các vấn đề tiêu hóa đến căng thẳng và tăng huyết áp. Giấm táo được cho là có tác dụng điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra đau đầu.

Mất nước là một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu. Mặc dù nhiều người uống nhiều chất lỏng trong ngày, nhưng không phải chất lỏng nào cũng hoạt động theo cùng một cách trong cơ thể.

Chất lỏng hoặc nước ngọt có nhiều caffein có thể khiến bạn khát hơn. Thêm giấm táo vào một cốc nước lớn có thể làm tăng lượng khoáng chất, nước và có khả năng giảm đau nhức đầu.

Bạn cũng có thể trộn một thìa giấm táo với một thìa mật ong vào một cốc nước (khoảng 235 ml) và uống hàng ngày có thể ngăn ngừa và cải thiện chứng đau nửa đầu.

Ngâm một chiếc khăn sạch trong giấm táo lạnh trong vài phút rồi lấy ra, vắt và đắp lên trán giúp làm dịu cơn đau đầu. Bạn cũng có thể hít thở hơi nước và hơi giấm táo để giảm nhiễm trùng xoang và cơn đau đầu do xoang gây ra…

Ngoài sử dụng giấm táo, bạn cũng có thể áp dụng nhiều cách cải thiện đau đầu tại nhà ví dụ như uống nhiều nước hơn, dùng thuốc không kê đơn như ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen. Giảm căng thẳng và lo lắng, sử dụng đệm sưởi, xoa dầu thơm có thể cải thiện đau đầu ở một số người.

Theo tờ Medical News Today, giống như các chất tự nhiên khác được làm từ trái cây, giấm táo có chứa flavonoid có đặc tính chống viêm. Flavonoid có thể hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra loại thức uống này có đặc tính hạ huyết áp, hạ lipid máu và chống oxy hóa.

Các biện pháp hỗ trợ tại nhà bằng giấm táo

Công thức giấm táo cơ bản nhất là:

1 thìa cà phê (muỗng cà phê) giấm táo350ml nước Mọi người có thể uống hỗn hợp này, nếu cần, để giảm đau đầu.

Có nhiều cách chế biến giấm táo ngon hơn, và có thể kết hợp với một phương pháp điều trị tại nhà, bao gồm:

Nước ép táo lạnh

Thay một nửa lượng nước trong công thức cơ bản bằng nước ép táo có thể làm giảm hương vị axit mạnh của thức uống. Một số người có thể làm ngọt đồ uống bằng mật ong.

250ml nước250ml nước ép táo1 muỗng cà phê giấm táo1 muỗng cà phê mật ong (tùy chọn) Cho các thành phần vào một ly lớn, khuấy đều và uống, nếu cần, để điều trị các triệu chứng.

Thức uống mật ong cayenne ấm

Ớt cayenne tạo vị cay cho thức uống, trong khi nó được làm ngọt bằng mật ong.

250ml nước ấm1 muỗng cà phê mật ong1 muỗng cà phê giấm táoBột cayenne Các thành phần nên được trộn trong một cốc chịu nhiệt và uống khi cần thiết.

Xông hơi

Công thức này không nên uống mà dùng để xông hơi giúp thông xoang mũi.

3 cốc nước đun sôi 50ml giấm táo Nồi lớn hoặc bát cách nhiệt Khăn tắm lớn Thêm giấm táo vào nước đun sôi, sau đó tắt bếp. Đặt một chiếc khăn lên đầu và nồi, hít hơi nước trong 5 phút mỗi lần, nếu cần.

Lưu ý khi dùng giấm táo

Giấm táo có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa.

Giấm táo phải luôn được pha loãng. Mặc dù giấm trắng có thể chứa ít axit hơn nhưng nó vẫn có tính axit rất cao.

Axit này có thể làm tổn thương vùng hầu họng hoặc phá hủy men răng theo thời gian. Nó cũng có thể làm bỏng da sau thời gian dài tiếp xúc.

Những người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh dùng giấm táo trừ khi người bệnh và bác sĩ đang theo dõi trực tiếp những ảnh hưởng của giấm táo đến lượng đường trong máu.

Giấm táo cũng được cho là có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa

Điều này có thể gây ra vấn đề cho những người rối loạn tiêu hóa. Bất kỳ ai nghi ngờ nên nói chuyện với bác sĩ về các tác dụng hoặc biến chứng mà giấm táo gây ra.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram