Sống khoẻ

F0 bị nặng hay nhẹ dễ tái nhiễm Côvy hơn?

F0 nhiễm bệnh lần đầu không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, có thể không tạo ra kháng thể đủ mạnh để ngăn chặn tái nhiễm. Một số bệnh nhân vẫn có thể nhiễm Covid-19 lần 2, thậm chí lần 3, 4 sau khi khỏi bệnh.

Người nhiễm Côvy bệnh nặng hay nhẹ dễ bị tái nhiễm hơn?

Theo một báo cáo cho biết các bệnh nhân nhiễm Sars-CoV-2 lần đầu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, có thể không tạo ra kháng thể đủ mạnh để ngăn chặn tái nhiễm.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, một số người trong một viện dưỡng lão ở Kentucky (Mỹ) đã bị tái nhiễm Côvy.

Nhóm người này có độ tuổi từ 67 – 99, đã xét nghiệm dương tính với Sars-CoV-2 trong 2 đợt bùng phát dịch riêng biệt cách nhau 3 tháng.

Đáng nói là các F0 không có triệu chứng hoặc chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ trong đợt bùng phát đầu tiên, thì các triệu chứng trong lần tái nhiễm nghiêm trọng hơn, dẫn đến 1 người phải nhập viện và không qua khỏi.

Theo CDC Mỹ, người nhiễm Côvy lần đầu không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ có thể đã không tạo ra kháng thể đủ mạnh để chống lại tái nhiễm.

Có trường hợp tái nhiễm có thể gặp các triệu chứng hoặc biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là người có hệ miễn dịch suy yếu


Thế nhưng vẫn có số ít người tái nhiễm có thể gặp các triệu chứng hoặc biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là người có hệ miễn dịch suy yếu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, F0 khỏi bệnh thường sẽ có kháng thể bảo vệ trong khoảng từ 3 – 6 tháng. Khả năng bảo vệ này không thể đoán trước, thông thường những F0 nhiễm lần đầu bệnh nặng, nghiêm trọng sẽ có khả năng chống tái nhiễm cao hơn.

Bác sĩ Nguyễn Phương Thy, Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết sau khi khỏi Covid-19, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn có thể nhiễm Covid-19 lần 2, thậm chí lần 3, 4 sau khi khỏi bệnh.

Bởi sau khi khỏi Covid-19, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ sinh kháng thể và các tế bào miễn dịch có khả năng chống lại virus. Nhưng sự đề kháng này khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, khả năng sinh kháng thể của mỗi cá nhân. Người trẻ, có sức khỏe tốt, không bệnh nền, ăn uống khoa học, ngủ nghỉ hợp lý sẽ sinh kháng thể tốt hơn những người mắc bệnh về hệ miễn dịch hoặc đang mắc các bệnh cấp tính.

Và điều quan trọng nhất, khả năng miễn dịch này không đảm bảo cho chúng ta không bị tái nhiễm, mà nó chỉ có tác dụng bảo vệ chúng ta khỏi những thể bệnh nặng, giảm biến chứng và nguy cơ tử vong.

Ngoài ra, với những biến thể mới của Covid-19 thay đổi liên tục, tình trạng tái nhiễm gần đây ngày càng phổ biến. Với mỗi lần nhiễm sau, mỗi một biến thể virus sẽ có một đặc tính kháng nguyên khác nhau và khác với những biến thể trước đã tạo kháng thể trong cơ thể (nếu có). Chính vì vậy kháng thể bảo vệ sẽ thấp hơn với những biến chủng mới sau này, làm người bệnh dễ tái nhiễm dù đã mắc Covid-19.

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM cho rằng, việc tái nhiễm Côvy trong một thời gian ngắn sau khi mắc là hoàn toàn có thể xảy ra vì người bệnh có thể nhiễm hai biến chủng khác nhau.

‘Với những người chưa tiêm vắc xin, hoặc sức khỏe yếu, miễn dịch yếu sẽ dễ bị tái nhiễm Côvy hơn so với những người khác. Khi nhiễm hoàn toàn có nguy cơ trở nặng’, bác sĩ Khanh cho biết.

Người bệnh sau khi mắc Covid-19 nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu Covid-19, đặc biệt ở những người bệnh đã trải qua điều trị hồi sức tích cực. Người nhiễm Covid-19 nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, huyết học bị huyết khối… Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban…

Một số người khỏi bệnh sau khi mắc Covid-19 nghiêm trọng có thể gặp phải các ảnh hưởng xấu tới đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài, kèm theo các triệu chứng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng cần được thăm khám sức khỏe sớm.

Người mắc Covid-19 nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ mắc hậu Covid-19, gây phiền toái kéo dài.

"Để hạn chế nguy cơ tái nhiễm Covid-19 người dân cần tiêm vắc xin đủ mũi, tăng cường sức đề kháng thông qua việc ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, bảo vệ cơ thể không để mắc các bệnh lây nhiễm khác, đảm bảo 5K", bác sĩ Thy khuyến cáo.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram