Tiêu dùng

Dọn thường xuyên, không khí trong nhà chưa chắc đã đủ sạch

Trong không khí trong nhà luôn tồn tại nhiều chất dạng khí độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng không thể loại bỏ bằng cách lau dọn thông thường.

Theo Báo cáo Chỉ số niềm tin người tiêu dùng do Nielsen thực hiện, tính đến quý 2 năm 2020, sức khoẻ liên tục nằm trong top 2 các mối quan tâm của người Việt Nam, dẫn đầu các nước trên thế giới. Bên cạnh chất lượng thực phẩm và nguồn nước, chất lượng không khí bắt đầu được quan tâm nhiều hơn; đặc biệt kể từ khi chỉ số ô nhiễm của các thành phố lớn của Việt Nam được công bố nằm trong top đầu thế giới vào khoảng quý 2 năm 2019.

Cũng theo báo cáo này, người tiêu dùng Việt Nam không chỉ lo lắng mà còn bắt đầu hành động để bảo vệ sức khỏe.


Tuy nhiên, các giải pháp trên vẫn là chưa đủ vì trên thực tế, còn nhiều tác nhân ô nhiễm khác trong không khí trong nhà mà các biện pháp thông thường khó có thể xử lý được. Theo nghiên cứu Cục Bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ (EPA), nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn 2 – 5 lần, so với nồng độ ngoài trời.

Ngoài bụi mịn là vấn đề nổi cộm trong hơn một năm qua, tác nhân gây hại trong nhà còn là các khí độc hại không nhìn thấy được bằng mắt thường. Theo PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, nguyên Viện trưởng Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội), chúng có thể là các chất bay từ bên ngoài vào nhà, hoặc do con người tạo ra như khi đun bếp gas (tạo ra chất CO gây tổn thương tim và hệ thần kinh), hút thuốc (tạo ra đến 40 hợp chất gây ung thư), dùng các hóa chất tẩy rửa…, hoặc đến từ đồ đất đá xây dựng, nội thất, sơn tường (phát thải khí hiếm, hợp chất dễ bay hơi (VOC), formaldehyde… chứa nguy cơ gây ung thư).

Không gian trong nhà lại khép kín nên các chất này một khi đã xuất hiện sẽ luôn tồn tại. Thêm vào đó, chúng xuất hiện do các hoạt động vô tình của con người, và chúng ta cũng ít biết đến sự tồn tại của chúng nên đến nay, hầu hết các gia đình chưa từng nghĩ tới loại bỏ chúng. Hiện tại, các biện pháp vệ sinh nhà cửa dừng lại ở dọn dẹp bằng tay hoặc máy, sử dụng máy lọc không khí, là những cách chỉ có tác dụng với bụi là chủ yếu.


Đáng chú ý, theo nghiên cứu của Trung tâm Kỹ Thuật khoa học đời sống môi trường Singapore, hàng ngày chúng ta cần đến 11.000 lít không khí để hô hấp. Hầu hết chúng ta cũng dành 90% thời gian mỗi ngày để sống trong nhà và làm việc ở văn phòng. Vì thế, khả năng hít phải các chất có nguy cơ gây hại trong thời gian dài là không tránh khỏi nếu không có các giải pháp xử lý hiệu quả.

Linh An

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm có khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí trong nhà. Trong đó, khoảng 21% số người tử vong do bệnh liên quan đến đường hô hấp, 20% do tai biến mạch máu não, 34% do bệnh tim mạch, 19% do tắc nghẽn mạch máu, 7% do ung thư phổi.

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram