Sống khoẻ

Điều quyết định đến 50% tuổi thọ của con người

Trên thực tế, những cảm xúc khi đạt đến quá mức dù cho quá vui cho đến quá buồn, suy nghĩ quá nhiều... đều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, từ đó mà tuổi thọ cũng bị ảnh hưởng.

Từ xưa cho đến nay, mọi người đều luôn tìm mọi cách để có được một cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ hơn. Trong đó, con người đã thực hiện rất nhiều những nghiên cứu, tìm kiếm các "công thức" giúp kéo dài tuổi thọ và đúc kết ra nhiều phương pháp. Theo Elizabeth - người đoạt giải Nobel sinh lý học đã từng đúc kết về con đường trường thọ rằng, để sống lâu trăm tuổi thì chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, khác chiếm 25% và điều chiếm tỷ lệ lớn nhất lên đến 50% đó chính là vai trò cân bằng tâm lý. Bạn có thể hiểu đơn giản cân bằng tâm lý ở đây là sự ổn định của trạng tháo tâm lý, không ham vật chất, không suy nghĩ ích kỷ...

Còn theo lý luận của y học cổ truyền Trung quốc, cân bằng tâm lý là việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Trong đó, có 7 cảm xúc quan trọng nhất của con người được đề cập đó là: Niềm vui, tức giận, lo lắng, suy nghĩ, buồn bã, hoảng hốt (sốc) và sợ hãi. 

Mọi cảm xúc đều là hoạt động tâm lý bình thường của con người và điều hiển nhiên là cảm xúc nào cũng có cái tốt và cái xấu, vui vẻ chưa chắc đã là tốt và buồn đau chưa chắc đã là xấu. Và chỉ bằng cách duy trì sự cân bằng của các cảm xúc khác nhau thì chúng ta mới có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ thể và tâm trí con người và đạt được sự cân bằng tâm lý.

Và tất nhiên, loại tâm lý cân bằng này là rất khó, không phải ai cũng dễ dàng đạt được. Nếu 1 trong 7 cảm xúc nói trên quá cao thì cũng đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Vì vậy, cảm xúc của con người cần phải ổn định, mừng vui quá hay đau buồn quá cũng đều không tốt cho sức khỏe thân thể và có thể làm hại trực tiếp đến lục phủ ngũ tạng, từ đó ảnh hưởng tới tuổi thọ của con người. Cụ thể:

1. Vui quá hại tim

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc chắn trong tiềm thức hầu hết của mỗi người đều sẽ nhận định rằng, “hạnh phúc” sẽ luôn gắn liền với những điều tốt đẹp. Nhưng trên thực tế, việc chúng ta “vui mừng khôn xiết” hay có thể nói dễ hiểu là quá vui mừng sẽ lợi bất cập hại.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, một niềm vui đến quá bất ngờ, quá mạnh mẽ sẽ không tốt cho tim. Bạn có thể rất dễ dàng nhận thấy một điều rằng, khi có một chuyện quá vui đến với bạn, cơ thể sẽ dễ bị kích động, mất ngủ và tim cũng đập nhanh hơn. Còn trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu phân tích số liệu từ 1.750 bệnh nhân được chẩn đoán các bệnh về tim ở 9 đất nước khác nhau. Trong đó có 485 trường hợp mắc bệnh do gặp phải các cú sốc về mặt cảm xúc. Và đặc biệt trong đó, có khoảng 20 bệnh nhân - chiếm khoảng 4% bị bệnh là do quá vui mừng trong các sự kiện sinh nhật bất ngờ, đám cưới hay khi một đội bóng mình yêu thích dành chiến thắng.

2. Tức giận quá hại gan

Tức giận là một loại cảm xúc liên quan đến oán giận, thất vọng, khó chịu và giận dữ. Y học Trung Quốc khẳng định rằng, cảm xúc tức giận sẽ được "lưu trữ" trong gan và túi mật, gây ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh học, dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt và huyết áp cao. Trong y học hiện đại, khi ta cảm thấy nóng giận thì tự khắc cơ thể sẽ sản sinh ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương. Khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên rất cao, từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên gây hại cho hai bộ phận này cũng như sức khỏe.

Việc mọi thứ khiến ta dễ nóng nảy hàng ngày chẳng hạn như tắc đường trên đường đi làm; cãi vã với các thành viên trong gia đình, mâu thuẫn nơi làm việc… Nếu bạn là người hay cảm thấy tức giận thì hãy nhanh chóng thay đổi bởi những người hay nóng giận sẽ làm tổn thương gan và sức khỏe của gan cũng cần được coi trọng trước những chuyện vặt vãnh như vậy.

3. Lo lắng quá hại phổi, dạ dày

Lo lắng cũng là một cảm xúc thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, gây ảnh hưởng đến tâm trạng của con người. Nếu không được giải tỏa trong một thời gian dài và ngày càng lo lắng sẽ có thể khiến con người dần rơi vào trầm cảm và suy sụp. Không những vậy, theo các chuyên gia, việc lo âu quá mức sẽ có thể ảnh hưởng đến phổi và ruột già. Bởi lo lắng có thể khiến một người không thể sử dụng năng lượng, bị khó thở. Bên cạnh đó, lúc lo lắng, bạn có thể cảm thấy “cồn cào” trong bụng, nghiêm trọng hơn là cảm thấy buồn nôn và nôn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, nó có thể gây đau dạ dày và loét niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, việc lo lắng khiến bạn ăn uống thiếu lành mạnh, tuy nhiên, hãy lưu ý rằng ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất béo và đường có thể khiến dạ dày phải hoạt động vất vả hơn, tạo ra nhiều axit hơn. Điều này có thể gây trào ngược axit lên cổ họng, gây ra các chứng bệnh khác. 

4. Đau buồn quá hại phổi

Đau buồn đến mức khiến một người bật khóc tạo ra sự bất hòa trong phổi và ngăn chặn năng lượng lưu thông khắp cơ thể. Bên cạnh đó, đau buồn còn có thể ảnh hưởng đến ý chí sống, làm tổn thương phổi và gây bệnh đường hô hấp. 

5. Sợ hãi quá hại thận

Sợ hãi là một cảm xúc có thể gây ra sự bất hòa trong thận và gây tiểu tiện không tự chủ. Nỗi sợ hãi nghiêm trọng có thể khiến một người mất kiểm soát thận và bàng quang một cách tự nhiên.

6. Suy nghĩ quá hại lá lách

Hàng ngày, mỗi người chúng ta đều phải suy nghĩ rất nhiều vấn đề, nhưng tuyệt đối đừng nên suy nghĩ quá mức. Bởi việc suy nghĩ quá nhiều không chỉ dẫn đến mất ngủ và mơ nhiều hơn, suy giảm khả năng miễn dịch của bản thân mà còn gây bất ổn về cảm xúc, tăng tỷ lệ sai sót khi làm việc và hình thành một vòng luẩn quẩn. Nhiều khi cơ thể chúng ta xuất hiện các triệu chứng, nó thực sự đang nhắc nhở chúng ta không nên suy nghĩ quá nhiều về nó. Trong đó, lá lách "lưu trữ" ý nghĩ, nên việc suy nghĩ quá nhiều sẽ vô tình làm tổn thương lá lách. Những người suy nghĩ quá nhiều có lá lách và dạ dày không tốt.

7. Hoảng hốt (sốc) quá hại tim

Sự sợ hãi đến mức bất ngờ, sốc sẽ ảnh hưởng đến tim trong thời gian ngắn; và khi nó trở nên mãn tính có thể ảnh hưởng đến thận.

Bất cứ trạng thái cảm xúc nào quá mạnh mẽ cũng đều mang lại những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vậy nên, để có một sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ chúng ta hãy luôn biết tiết chế và cân bằng cảm xúc. 

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram