Sống khoẻ

Dấu hiệu trong miệng nhận biết vấn đề về sức khỏe

Hơi thở có mùi, vị giác không ổn định không chỉ đơn thuần là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe khác

1. Nhiễm trùng nấm men

Nó cũng được gọi là bệnh nấm miệng, xuất hiện các đốm trắng trên lưỡi và bên trong cổ họng.

Nhiễm trùng nấm men gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên Candida Albicans có trong khoang miệng và được kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch suy yếu, vi khuẩn này có thể nhanh chóng sinh sản gây nhiễm trùng.

Ngoài những đốm màu trắng trên cổ họng, một triệu chứng khác đó là mùi hôi miệng khó chịu. Nếu thấy cả hai dấu hiệu này thì chắc chắn bạn đang bị nhiễm trùng nấm men và cần điều trị ngay.


Ngoài buồn nôn và mệt mỏi, hầu hết phụ nữ mang thai phàn nàn về vị tanh trong miệng. Điều này xảy ra vì những thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

Hormone có thể ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác của bạn, khiến bạn ghét loại nước hoa yêu thích trước đây và một số món ăn từng yêu thích. Nhưng đừng lo lắng, điều này thường biến mất trong tháng thứ 3 thai kỳ.

3. Cơ thể thiếu kẽm (Zinc)

Nếu bạn có một chế độ ăn ít kẽm, cơ thể sẽ không hấp thụ đủ lượng kẽm cần thiết, dẫn đến mùi hôi miệng, do kẽm làm tăng mức độ của gustin, một loại protein kiểm soát vị giác.

4. Mùi hôi miệng có thể do cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường

Nếu bạn có vị đắng trên đầu lưỡi, kèm theo cảm cúm hoặc cảm lạnh, đừng lo lắng, điều này là hoàn toàn bình thường.

Cả hai đều là những bệnh phổ biến và theo các nhà khoa học, chúng làm cho hệ thống miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn, để lại một vị đắng trong miệng.

Ngoài ra, nếu bị viêm mũi hoặc cổ họng, bạn có thể gặp phải một mùi vị kỳ lạ khác do vi khuẩn bệnh cúm gây ra.

5. Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Nếu bạn có lượng đường trong máu cao và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì trong miệng sẽ có vị ngọt lạ. Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn bị tiểu đường thì chắc chắn sẽ nhận thấy điều này.

Một trường hợp khác là đôi khi bệnh tiểu đường có thể làm giảm lượng kẽm bạn hấp thụ, khiến miệng bạn có cảm giác như đang ăn một thứ gì đó có vị đắng.


Lo lắng có thể khiến bạn bị khô miệng, nước bọt tiết ra ít hơn bình thường.

Nước bọt đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta nhất là tiêu hóa đến việc chống lại vi khuẩn xấu trong miệng.

Vì vậy, nếu nước bọt không được sản xuất đủ lượng cần thiết, bạn sẽ thấy miệng có mùi kỳ lạ. Khi bạn lo lắng, căng thẳng và stress quá độ sẽ dẫn đến việc tiết ra ít nước bọt hơn, đó là lời giải thích cho mùi vị kỳ lạ trong miệng.

7. Do loại thuốc bạn đang sử dụng

Theo các nghiên cứu giải thích, bạn cảm thấy các vị đắng, mặn thậm chí là tanh là do tác dụng phụ của nhiều loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và những loại được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và dị ứng.

Ngay cả một số vitamin tổng hợp cũng có thể gây ra trường hợp này. May mắn thay, nó chỉ kết thúc cho đến khi bạn ngưng sử dụng thuốc.

8. Vệ sinh răng miệng không thường xuyên 

Miệng là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn, có cả tốt và xấu. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, bạn sẽ cho phép vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở, điều này sẽ dẫn đến một mùi hôi khó chịu. Không những vậy, vi khuẩn còn gây ra những bệnh về răng miệng và mùi hôi do bệnh như sâu răng, viêm nướu,…

Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram