Khi một người có lượng đường trong máu cao hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thường có 4 dấu hiệu dưới đây.
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu, đường huyết sau ăn thường cao hơn nhiều so với đường huyết lúc đói. Khi một người có lượng đường trong máu cao hoặc mắc bệnh tiểu đường, nhất định sẽ xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây.
4 "tín hiệu" xuất hiện sau khi ăn chứng tỏ bạn đang có lượng đường trong máu cao vượt ngưỡng
Buồn ngủ sau khi ăn no
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng buồn ngủ sau khi ăn, và xác suất buồn ngủ vào ban ngày ở bệnh nhân đái tháo đường thường cao gấp đôi người bình thường.
Khi no, các thụ thể insulin trong tế bào ngừng nhận insulin và lượng glucose dư thừa sẽ tích tụ trong máu. Ngoài ra, tuyến tụy còn cố gắng sản xuất nhiều insulin hơn, nếu cứ tiếp tục vòng luẩn quẩn, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động quá tải, dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ.
Cảm thấy thèm ăn, bủn rủn và khát rất nhanh sau khi ăn
Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường là ăn nhiều nhưng rất nhanh sau đó chân tay bủn rủn, cảm thấy đói.
Lý do dẫn đến tình trạng này là người tiểu đường không thể hấp thụ hết lượng đường mà mình tiêu thụ, tế bào không sử dụng được glucose để sinh năng lượng… dẫn đến tình trạng bủn rủn, thèm ăn, đói.
Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường là ăn nhiều nhưng rất nhanh sau đó chân tay bủn rủn, cảm thấy đói.
Một dấu hiệu nữa đó là bạn thấy khát liên tục dù vừa uống nước. Khi lượng đường huyết cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
Khi đường huyết tăng, thận sẽ cố gắng đào thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu để bảo vệ cơ thể, điều này dẫn đến việc lượng nước tiểu tăng lên đáng kể. Vì vậy, khi một người thường xuyên đi vệ sinh sau bữa ăn, họ cũng nên chú ý xem lượng đường trong máu của mình có tăng đột biến hay không.
Khi một người thường xuyên đi vệ sinh sau bữa ăn, họ cũng nên chú ý xem lượng đường trong máu của mình có tăng đột biến hay không.
Mệt mỏi sau bữa ăn
Người có đường huyết cao thường cảm thấy mệt mỏi dù đã ăn đủ, điều này chủ yếu là do cơ thể họ không nạp được glucose, dẫn đến không đủ năng lượng. Theo thống kê, mệt mỏi là triệu chứng điển hình trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, 2/3 bệnh nhân tiểu đường có triệu chứng mệt mỏi.
Phải làm gì khi lượng đường huyết tăng cao hơn bình thường
Kiểm tra chỉ số đường huyết
Kiểm tra chỉ số là đều cần thiết. Dù là người bình thường chưa có tiền sử hay mắc bệnh tiểu đường, hoặc những người đang mắc bệnh tiểu đường khi cảm thấy nghi ngờ cơ thể tăng chỉ số đường huyết dựa theo những biểu hiện cơ bản đã nếu ở trên. Việc cần làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường đầu tiên là tiến hành kiểm tra xét nghiệm lượng đường trong máu.
Nên làm gì khi chỉ số đường huyết cao sau khi kiểm tra sức khỏe.
Sau khi đã tiến hành kiểm tra các chỉ số, bạn cần làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường? Đầu tiên, nên lắng nghe nhận định từ bác sĩ, những lý do có thể khiến chỉ số đường huyết trong tăng cao. Thứ hai, bạn nên thực hiện những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt thường ngày, để chỉ số đường huyết được điều chỉnh lại ổn định hơn, nếu như chỉ số này bị tăng cao không quá nghiêm trọng.
Việc thay đổi từng chút một trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày như:
– Tích cực ăn nhiều rau xanh trong mỗi bữa ăn.
– Hạn chế ăn thịt đỏ, đồ nhiều dầu mỡ như chiên, rán.
– Hạn chế ăn tinh bột có nhiều carbohydrate như khoai tây, cơm trắng,… (các bạn có thể đổi sang ăn khoai lang, cơm gạo lứt, các loại hạt,…).
– Ăn nhiều trái cây có nhiều loại vitamin, hạn chế ăn những loại trái cây chứa nhiều đường như vải, nhãn, nhiều năng lượng chất béo không tốt như sầu riêng,…
– Uống nhiều nước lọc, hạn chế nước ngọt, nước dạng có gas, bia, rượu, cafe.
– Bánh ngọt, trà sữa, thức ăn nhanh nên hạn chế ở mức cao nhất.
– Ngủ sớm, dậy sớm tập luyện thể thao để tinh thần được thư giãn, thoải mái.
Bách Nguyên (Theo songkhoe)