Mặc dù đường cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể nhưng nếu nạp quá nhiều đường sẽ dẫn đến dư thừa. Từ đó, khiến cơ thể bị "đe dọa" bởi một loạt bệnh.
Đi tiểu thường xuyên
Lượng đường trong máu cao sẽ khiến cho thận phải làm việc quá sức, không thể tái hấp thụ chất lỏng. Điều này khiến cơ thể luôn cố gắng phải cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong các tế bào, hòa tan máu với dịch nội bào. Do đó, làm tăng nồng độ glucose bình thường và khiến bạn đi tiểu thường xuyên.
Các nghiên cứu cho thấy đường có liên quan đến chứng béo phì ở trẻ em. Lượng calo trong đường gây ức chế tế bào đốt chất béo và làm tăng lượng insulin, gây rối loạn trao đổi chất cơ thể dẫn đến tăng cân.
Khô miệng, khát nước
Vì đi tiểu nhiều nên cơ thể bị mất nước. Kéo theo đó là khiến cơ thể mất đi độ ẩm, làm miệng lưỡi bạn bị khô. Ngoài ra, lượng đường trong cơ thể quá nhiều còn gây ra những cơn khát quá mức.
Huyết áp cao
Nạp quá nhiều đường sẽ khiến huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng đáng kể. Việc lạm dụng quá mức fructose do ăn uống là một cơ chế có khả năng làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong thận và sức đề kháng của mạch máu… Tất cả những điều này đều có thể khiến làm tăng huyết áp và tăng nhu cầu về ôxy của cơ tim.
Liên tục đói
Thừa đường có thể khiến bạn thèm ăn mất kiểm soát, thậm chí vừa mới ăn đã lại cảm thấy đói. Lúc này, do cơ thể bạn đang giữ mức đường trong máu cao nên không cho phép các glucose đi vào sâu các tế bào, giúp sản xuất ra năng lượng.
Thường xuyên thấy mệt mỏi
Khi lượng đường huyết trong cơ thế cao, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả, và các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết. Điều này đã khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do.
Vấn đề về da
Mụn trứng cá, da khô hay nhờn quá mức đều có thể xuất phát từ nguyên do lượng đường trong cơ thể quá nhiều. Bên cạnh đó, chúng còn là "thủ phạm" gây ra quầng thâm dưới mắt.
Vết thương lành chậm hơn
Nếu cơ thể dư thừa đường vết thương sẽ lâu lành hơn. Điều này dẫn đến tình trạng tuần hoàn máu xấu đi, đặc biệt là ở chân tay, và thiếu dinh dưỡng của các mô.
Thường xuyên bị ốm
Đường ức chế hệ thống miễn dịch vì vậy nó làm suy yếu khả năng chống đỡ căng thẳng và bệnh mãn tính của cơ thể. Tiêu thụ đường quá nhiều có thể khiến bạn hay bị ốm hoặc thường xuyên phải dùng thuốc chữa cảm lạnh thông thường.
Bệnh truyền nhiễm
Lượng đường trong máu cao cũng dễ gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm men có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Lý do là bởi một lượng lớn đường tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sinh sản của nấm men và vi khuẩn.
Bách Nguyên (Theo songkhoe)