Ngoài ra, khối u ở hệ tiêu hóa có thể khiến người bệnh thường xuyên bị khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi sau khi ăn.
Chán ăn, thay đổi khẩu vị
Việc chán ăn, thay đổi khẩu vị có thể xảy ra do sự thay đổi của tâm lý, stress, trầm cảm… Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh. Khi các tế bào phát triển bất thường ở dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng, nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây áp lực lên dạ dày, tạo ra cảm giác no lâu hơn. Dù ăn một lượng thức ăn nhỏ cũng có thể tạo ra cảm giác no, thậm chí cảm thấy sợ thức ăn.
Chán ăn là một trong những triệu chứng đầu tiên mà bạn cần quan tâm. Nó có thể đi kèm với hiện tượng mệt mỏi. Lúc đó, bạn cần cảnh giác với việc phát triển của các khối u trong cơ thể. Do đó, khi gặp bất cứ sự thay đổi bất thường nào về vị giác, ảnh hưởng tới khả năng ăn uống, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
Sự phát triển của các khối u ở vùng thực quản có thể dẫn tới việc khó nuốt ngay cả khi uống nước.
Ngoài ra, khối u ở hệ tiêu hóa có thể khiến người bệnh thường xuyên bị khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi sau khi ăn.
Cơ thể mệt mỏi
Dù bạn ăn đủ chất nhưng cơ thể vẫn thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi thì hãy cảnh giác. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có bệnh. Các tế bào tăng sinh bất thường cần sử dụng đến một lượng lớn chất dinh dưỡng để phát triển. Do đó, lượng dưỡng chất mà người bệnh nạp vào trong ngày không đủ để nuôi dưỡng cơ thể. Việc bị các khối u "đánh cắp" dinh dưỡng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài.
Nếu thấy các triệu chứng trên diễn ra trong một thời gian dài hoặc ngày một nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc đi kèm với các biểu hiện như sút cân, sốt, chảy máu bất thường, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe định kỳ là một biện pháp giúp phòng và phát hiện sớm các loại bệnh nguy hiểm.
Bách nguyên (Theo songkhoe)