Sống khoẻ

Cách chế biến khiến rau mất chất và trở nên độc hại

Sử dụng rau đã hư hỏng để nấu ăn
Dù ra củ hay là bất cứ loại thực phẩm nào khác, khi đã có dấu hiệu hư hoảng hoặc mốc thì việc ăn chúng sẽ không còn an toàn cho sức khỏe.

Vi khuẩn, vi sinh vật sinh sôi trong các loại rau, thực phẩm hỏng sẽ tạo ra độc tốt. Chẳng hạn như thực phẩm bị mốc sẽ chứa chất aflatoxin – một chất độc được Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào danh sách các chất gây ung thư hàng đầu.

Rau củ muối chua
Rau củ muối chua có thể là món ăn yêu thích của bạn. Nhưng bạn không nên ăn chúng quá nhiều và thường xuyên.

Loại thực phẩm này chứa hàm lượng muối và nitrite lướn dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Từ lâu, WHO đã xếp các thực phẩm ngâm muối chua (bao gồm cả rau củ muối) vào nhóm thực phẩm gây ung thư dạ dày hàng đầu ở con người.

Dù vậy, rau củ muối vẫn chứa một số ít chất dinh dưỡng và tạo cảm giác ngon miệng nên bạn vẫn có thể ăn với số lượng và tần suất thấp.


Rau chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ ngấm một lượng lớn dầu mỡ. Ăn nhiều rau chế biến theo cách này không chỉ khiến bạn tăng cân mà còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe khác.

Thay vì các phương pháp chế biến không lành mạnh, bạn nên luộc, hấp rau để giữ nguyên được hương vị và giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất nhất có thể.

Xào nấu rau quá lâu
Không chỉ việc chế biến rau ở nhiệt độ cao làm hao tổn chất dinh dưỡng mà thời gian nấu lâu cũng có tác động tương tự.

Rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất nhạy cảm với nhiệt độ, chúng dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến. Thời gian nấu càng lâu thì lượng dinh dưỡng mất đi càng nhiều.

Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ không nên nấu rau quá lâu và không cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.

Bách Nguyên (Theo phunutoday)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram