Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là trạng thái bệnh lý đặc biệt ở phụ nữ, xuất hiện trước kỳ kinh, sau kỳ kinh là hết... PMS có đặc điểm là dễ bị kích thích, lo lắng, không ổn định về tình cảm, trầm cảm, phù, đau ngực, và đau đầu...
1. Biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt
Với đa số phụ nữ, trước mỗi kỳ kinh nguyệt nói chung, cơ thể đều có một số những thay đổi nhất định nhưng không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, trước kỳ kinh, thường xuất hiện một số bệnh lý ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
Về mặt tâm sinh lý: Trước kỳ kinh, tâm sinh lý bỗng nhiên biến đổi: Dễ xúc động, hay phiền não, khóc thầm, bồn chồn không yên, dễ nổi giận, dễ xảy ra cãi cọ hoặc xung đột với người chung quanh; tư tưởng mất tập trung, mất ngủ…
Chóng mặt liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
Giảm mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt
Nhiệt miệng trong kỳ kinh nguyệt- Khi nỗi đau nhân đôi
Biểu hiện toàn thân: Người mỏi mệt, đuối sức, đau đầu, choáng váng, bầu vú căng tức, đầu vú đau, hai mí mắt và mắt cá chân phù nề, bụng trướng đầy, chán ăn, bụng dưới căng tức, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, tiểu tiện nhiều lần, tim đập nhanh. Những người bị mắc một số bệnh ngoài da như lở ngứa, ec zema, mụn trứng cá, mẩn tịt… trước kỳ kinh, bệnh thường nặng hơn. Ở một số ít người, trước kỳ kinh có thể bị viêm loét miệng, ngứa âm đạo… Nhưng qua chu kỳ kinh, bệnh tự khỏi không cần điều trị.
2. Nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt
Y học hiện đại cho rằng, triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể do yếu tố mất cân bằng hormone giới tính, chức năng tuyến thượng thận bị rối loạn; cũng có thể do tinh thần căng thẳng, khiến cho hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, nội tiết mất cân bằng (lượng estrogen quá cao, progesterone thiếu hụt…).
Theo Đông y, hội chứng tiền kinh nguyệt thuộc các chứng bệnh riêng biệt ở phụ nữ như: Đau đầu khi hành kinh, mất ngủ khi hành kinh, phù thũng khi hành kinh, đau vú khi hành kinh… Chứng trạng của bệnh có liên quan đến 3 tạng Tỳ, Can, Thận. Một số trường hợp, còn liên quan đến cả tạng Tâm. Trên lâm sàng, Đông y thường chia chứng bệnh tiền kinh nguyệt thành 6 thể bệnh để dùng bài thuốc hỗ trợ điều trị phù hợp.
Vị thuốc câu đằng trị chóng mặt, nhức đầu trong bài thuốc thể huyết hư can vượng
3. Bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị PMS
3.1 Thể can khí uất trệ
– Biểu hiện: Trước kỳ kinh 3-7 ngày, hai bầu vú căng tức, thậm chí đụng nhẹ vào áo lót cũng gây đau. Kèm theo căng tức vùng dạ dày, kém ăn, người phù nề nhẹ; chóng mặt, nhức đầu. Trường hợp nặng, có thể đau nửa đầu và hai thái dương; người bồn chồn, dễ nổi giận. Khi bắt đầu có kinh, bụng dưới trướng đau, lượng kinh huyết ít, sắc đỏ tươi hoặc tím đen kết khối; đầu lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền tế
– Phép chữa: Sơ can giải uất, hòa huyết điều kinh
– Bài thuốc: Sài hồ 8g, uất kim hương phụ (tẩm giấm sao), đương quy, xuyên khung, bạch thược, diễn họ sách, đan sâm mỗi vị 10g.
– Cách dùng: Sắc với 1000ml nước, còn 400ml, chia thành 2 phần, uống trong ngày, uống trước khi ăn. Mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục 4-5 ngày trước kỳ kinh.
– Phép chữa: Sơ can giải uất, kiện tỳ lợi thấp.
– Bài thuốc: Sài hồ 6g, uất kim, hương phụ, đương quy, bạch thược, diên hồ sách, đan sâm, đẳng sâm, bạch truật (sao), phục linh, xa tiền tử mỗi vị 10g.
– Cách dùng: Sắc với 1000ml nước, đun còn 400ml, chia thành 2 phần, uống trong ngày, uống trước khi ăn. Mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục 5-7 ngày trước và sau mỗi kỳ kinh.
Thuốc đông y hỗ trợ điều trị chứng tiền kinh nguyệt
3.3 Thể huyết hư can vượng
– Biểu hiện: Kinh đến trước kỳ, kinh huyết sắc đỏ, vón cục; trước kỳ kinh chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, phiền táo, người gầy, mạch huyền căng, nhỏ hoặc tế sác (nhỏ, nhanh).
– Phép chữa: Tư âm dương huyết, thanh can.
– Bài thuốc: Kỷ tử 12g, cúc hoa 8g, thục địa 16g, sơn dược 12g, sơn thù nhục 8g. phục linh 10g, đan bì 8g, trạch tả 10g, thích tất lê 6g, tang thầm 12g, câu đằng 15g.
– Cách dùng: Sắc với 1000ml còn 450ml, chia thành 3 phần uống trong ngày, uống trước khi ăn. Mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục 5-7 ngày trước và sau mỗi kỳ kinh.
3.4 Thể tâm tỳ lưỡng hư
– Biểu hiện: Thường gặp ở những người thể chất suy yếu, da nhợt nhạt, trước kỳ kinh bị mất ngủ, ngủ ít mộng nhiều, tim đập dồn, người mệt mỏi đuối sức, tinh thần uể oải, kém ăn; lượng kinh huyết nhiều nhưng sắc nhạt và loãng, chất lưỡi nhợt, mạch tế nhược (nhỏ yếu).
– Phép chữa: Dưỡng tâm kiện tỳ.
– Bài thuốc: Đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đương quy 10g, bạch truật 10g, phục thần 10g, viễn chí 8g, toan táo nhân 8g, long nhãn nhục 12g, mộc hương 6g, trần bì 6g, ngũ vị tử 6g, đại táo 6 quả, cam thảo 6g.
– Cách dùng: Sắc với 1.000ml nước, còn 400ml, chia thành 2 phần uống vào sáng sớm lúc mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục 5-7 ngày trước và sau mỗi kỳ kinh.
3.5 Thể tỳ thận dương hư
– Biểu hiện: Trước kỳ kinh bị phù thũng nhẹ, đầu choáng váng, người mệt mỏi, ăn ít, ngực bụng đầy trướng đau, lưng đau mỏi, chân gối yếu, khi hành kinh có thể bị tiêu chảy; kinh đến chậm, lượng kinh huyết ít, sắc huyết nhạt, chất huyết loãng; chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm tế ( chìm, nhỏ ).
– Phép chữa: Ôn thận kiện tỳ, lợi thấp điều kinh.
Hoàng kỳ bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt
– Bài thuốc: Tiên mao 10g, tiên linh tỳ 10g, sơn thù nhục 6g, thỏ ty tử 10g, ngũ vị tử 6g, sơn dược 10g, bạch truật 10g, mộc hương 6g, ba kích 12g, phục linh 10g, trạch tả 10g.
– Cách dùng: Sắc với 1.000ml nước, đun còn 450ml, chia thành 3 phần uống vào sáng, trưa, chiều lúc đói bụng. Dùng liên tục 5-7 ngày trước và sau mỗi kỳ kinh.
3.6 Thể can âm bất túc
– Biểu hiện: Trước khi hành kinh, ngực, sườn đau âm ỉ hoặc bụng dưới trướng đau. Bắt đầu hành kinh, lưng vai và thắt lưng đau mỏi, chân tay không có sức, miệng khát, tai ù, ngủ hay mê, giấc ngủ không sâu, mặt có thể bị phù nhẹ; lượng kinh huyết nhiều, sắc đỏ tươi hoặc nhạt; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít; mạch huyền hoạt (căng, trơn).
– Phép chữa: Tư âm, dưỡng can, tiềm dương.
– Bài thuốc: Câu kỷ tử 12g, trần bì 6g, cao quy bản 15g, đường đỏ vừa đủ.
– Cách dùng: Trước hết sắc câu kỷ tử và trần bì với 500ml nước, đun còn 300ml; chắt lấy nước (bỏ bã), hòa cao quy bản và đường đỏ vào, chia thành 2 phần, uống trong ngày, lúc bụng đói. Trước kỳ kinh dùng mỗi ngày 1 thang, liên tục 4-5 ngày.
Bách Nguyên (Theo suckhoedoisong)