Sống khoẻ

Ăn nhiều muối có thể gây đột quỵ và các bệnh tim mạch

Câu "Bệnh tòng khẩu nhập" sẽ luôn đúng với khá nhiều bệnh tật mà con người có thể mắc phải, đặc biệt là bệnh tim mạch.

Thủ phạm giấu mặt

Các nhà khoa học ở Anh và Ý đã phát hiện ra có mối liên quan trực tiếp giữa việc ăn nhiều muối với chứng đột quỵ cũng như các bệnh về tim mạch. Họ cũng chỉ rõ thủ phạm chính trong muối gây nên những rắc rối với sức khỏe, đặc biệt là với tim mạch chính là natri. Natri khi được thu nhận vào cơ thể quá nhiều sẽ gây nên tình trạng khử nước, dẫn đến những hệ lụy dễ nhận thấy như sưng phù chân, gây ảnh hưởng đến nhịp tim, thậm chí gây nên những cơn đau tim đột ngột cho người sử dụng.

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho biết khi cơ thể phải tiếp nhận một lượng muối quá tải thì cơ thể phải giữ một lượng nước lớn, lượng nước này có trong máu và buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu đến các cơ quan. Khi tim hoạt động quá "công suất" dễ phản ứng lại cơ thể bằng các triệu chứng như suy tĩnh mạch, tăng nhịp tim, xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp… Đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… thậm chí khiến tim ngừng đập đột ngột mà ta thường gặp ở những người có thói quen ăn mặn.

Bên cạch đó, ăn quá nhiều muối cũng sẽ khiến cho bạn dễ phải đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ. Cơ chế gây đột quỵ của muối có thể hiểu đơn giản như sau: Ăn mặn gây ảnh hưởng xấu đến các động mạch vận chuyển máu đến não. Đầu tiên, nó sẽ khiến cho các mạch máu kết nối đến não gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển, lượng máu tới não sẽ ít hơn trong khi đó áp lực máu lại tăng cao.

Tình trạng này sẽ khiến não thiếu ôxy và dưỡng chất để đảm bảo cơ chế hoạt động bình thường. Nếu sau đó, bạn vẫn thường xuyên ăn quá nhiều muối thì tính trạng sẽ tồi tệ hơ. Các mạch máu dẫn tới não không những bị co lại mà còn bị tắc nghẽn. Một phần nào đó của vỏ não sẽ không được cung cấp đủ máu, đồng nghĩa với việc thiếu hụt ôxy và dưỡng chất cần thiết sẽ khiến cho hoạt động của các dây thần kinh nơi đây bị tê liệt và chết đi, hiện tượng này gọi là đột quỵ.


Hãng tin UPI đã cho đăng tải kết quả nghiên cứu về thói quen ăn muối của 170.000 người châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ do các nhà khoa học Anh và Ý khảo sát. Kết quả cho thấy, hầu hết những người trưởng thành ở khắp mọi nơi trên thế giới đều bổ sung hơn 10 gam muối mỗi ngày.

Lời khuyên được đưa ra từ các nhà khoa học sau cuộc khải sát này là: mọi người nên cắt bớt khoảng 5 gam muối mỗi ngày để có thể làm giảm 23% nguy cơ bị đột quỵ và 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi bước bắt đầu bước sang tuổi 40 của cuộc đời.

Người dân Australia hiện được cho là ăn nhiều muối nhất thế giới. Theo số liệu thống kê thì mỗi người Australia thường có thói quen ăn nhiều muối gấp 8-9 lần lượng muối cần thiết có lợi cho sức khỏe và 75% lượng muối họ thu nạp vào trong cơ thể là từ những thức ăn được chế biến sẵn.

Vì vậy mà trong những năm gần đây, các chuyên gia khoa học thuộc Viện Chăm Sóc Sức Khỏe và Y Dược Auatralia đã ra sức khuyến cáo người dân nước mình nên cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống không vượt ngưỡng 4g mỗi ngày để phòng ngừa các chứng bệnh liên quan đến tim mạch mãn tính.

Cùng với xu hướng ngày càng ưa ăn mặn trên thế giới, người Việt Nam những năm gần đây cũng có xu hướng ăn mặn khá cao. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, người Việt Nam đang có thói quen sử dụng muối nhiều gấp 3 lần so với mức được khuyến cáo. Cụ thể người dân Hà Nội sử dụng 9g muối/người/ngày, Nghệ An 13g muối/người/ngày… và cùng theo tốc độ gia tăng việc ăn nhiều muối thì tỷ lệ các bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp… cũng tăng cao.

Muối có trong đâu?

Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 3-6g muối. Lượng muối muốn nói ở đây không đơn thuần là lượng muối nêm vào các món ăn hay lượng muối ăn trực tiếp qua các món đồ chấm mà phải kể đến tất cả những thực phẩm thu nạp vào cơ thể, kể cả những loại nước mắm, nước chấm…

Trên thực tế, nhiều loại thực phẩm không có vị mặn như ngũ cốc, thịt, các sản phẩm chế biến từ bơ sữa thường được cho rằng không có muối nhưng thực chất chúng cũng chứa một lượng muối đáng kể, nhất là sau khi đã trải qua các công đoạn chế biến. Trong quá trình chế biến, các nhà sản xuất đã luôn dùng đến muối để cải thiện hương vị và tăng "tuổi thọ" cho đồ ăn đó. Vì thế bạn cần đọc kỹ nhãn mác trước khi chọn mua đồ ăn để biết hàm lượng muối có trong nó.

Để việc cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn được hiệu quả, bạn có thể học cách "cân, đong, đo, đếm" lượng natri thu nạp vào cơ thể hàng ngày theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: Mỗi ngày chỉ nên bổ sung từ 1.100-3.300mg natri

Chỉ số natri có trong thực phẩm bạn cần quan tâm:

Thịt đông lạnh các loại
Chứa hơn 500 miligram
Thịt xông khói và xúc xích
Chứa nhiều hơn 400 miligram
Bánh mỳ
Có nhiều hơn 350 milgram
Thịt gia cầm và thịt tươi
Có gần 300 miligram
Bánh ngọt các loại
Có chứa khoảng 200 miligram
Bí kíp "cai" muối

Muốn hạn chế việc thu nạp muối vào cơ thể, bạn cần làm những việc sau:

– Hạn chế những nhóm thực phẩm snack có chứa nhiều muối như snack khoai tây, các loại hạt, bơ, bánh quy xoắn.
– Đọc kỹ nhãn mác khi chọn mua thực phẩm, đồ ăn.
– Không nên trữ nhiều loại thức ăn mặn trong nhà như cá khô, dưa muối, chanh muối… và hạn chế đi ăn bên ngoài để có thể kiểm soát được lượng muối dung nạp vào cơ thể một cách vừa đủ.
– Nên sử dụng các loại thực phẩm tươi sống sau đó tự chế biến thay vì những đồ ăn đã chế biến sẵn, vì như vậy bạn sẽ có cơ hội điều chỉnh và cắt giảm lượng muối.
– Khi ăn những đồ ăn luộc nếu có thể hãy "kiêng" nước chấm ví như rau luộc.
– Hạn chế tối đa việc sử dụng những đồ ăn đóng hộp, vì chúng luôn cần một lượng muối không nhỏ để bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng. 77% lượng muối thu nạp mỗi ngày của người Mỹ là từ đồ ăn chế biến sẵn.
Dấu hiệu nhận biết bạn thích… muối

– Luôn bị các món ăn chứa nhiều muối như: thịt xông khói, nước mắm, mắm kho quẹt, cá khô… hấp dẫn.

– Mặt có cảm giác nặng nề do giữ nước, đặc biệt là sau mỗi sáng thức dậy.

– Thường xuyên cảm thấy háo nước dù uống rất nhiều.

– Khi làm xét nghiệm thành phần muối trong cơ thể cho kết quả cao hơn mức bình thường rất nhiều.

Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram