Người trẻ ơi, nếu còn thời gian hãy nhớ kĩ 5 điều xương máu này, đừng để khi về già rồi mới hối hận thì lúc ấy mọi thứ đã quá muộn rồi.
Điều 1: "Bè" có thể nhiều, nhưng "Bạn" liệu có bao nhiêu?
Khi còn trẻ, chúng ta hồn nhiên tưởng rằng, quen càng nhiều người càng tốt. Vì thế, chúng ta điên cuồng thiết lập mạng lưới quan hệ. Ngày càng nhiều người biết đến chúng ta. Chúng ta cảm thấy hài lòng.
Đến một ngày, chúng ta chợt giật mình nhận ra: Quen thì nhiều, nhưng khi xảy ra chuyện lại chẳng nhờ được ai.
Bạn điểm được mấy người bạn, sẵn sàng cho bạn mượn tiền mỗi khi bạn bảo: "Mày ơi, cho tao vay chút tiền. Dạo này tao túng thiếu quá!" ?
Bạn điểm được mấy người bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn?
Người để đi chơi cùng, chúng ta không thiếu. Chúng ta chỉ thiếu những người bạn thực sự thôi.
Thời gian sẽ giúp bạn sàng lọc những mối quan hệ kém chất lượng.
Tiền bạc sẽ giúp bạn nhìn thấu được tâm can mỗi người.
Và những biến cố cuộc đời sẽ giúp bạn xác định đâu là những người bạn thực sự của mình.
Những người bạn thực sự này xa xỉ khó kiếm lắm. Nhưng khi kiếm được rồi, bạn sẽ thấy: Họ là người lúc vui có thể không bên mình, nhưng lúc mình buồn và sụp đổ, họ sẽ là những người đầu tiên đứng ra an ủi vỗ về.
Để yêu người khác đúng cách, tốt nhất, chúng ta nên học cách yêu thương chính bản thân mình. Có biết quý trọng bản thân, biết chăm sóc bản thân thì mới thấy yêu một người thật khó. Bước đầu tiên nên đầu tư vào bản thân mình, chính là đầu tư vào sức khỏe, bởi lẽ có đống tiền cũng chẳng mua được sức khỏe đâu.
Một cơ thể ốm yếu, chỉ vì thời tiết giao mùa mà cũng ngã bệnh, thì giàu đến đâu cũng chỉ tốn tiền vào chữa bệnh. Nhưng chẳng có mấy người khi còn trẻ dành một sự ưu tiên đặc biệt cho sức khỏe của mình. Ấy vậy nên, lúc còn trẻ cứ ăn uống vô độ, thức đêm thức khuya, đến khi về già mắc đủ thứ bệnh rồi mới trách mình thì chẳng còn có ích gì.
Điều 3: Sống là để tận hưởng, chứ không phải để dành dụm
Khi mua một món đồ mới, tôi thấy có nhiều người thay vì dùng luôn, lại:
Cất đi cho mới, để dành cho con cháu sau này dùng.
Mỗi ngày dùng một chút. Đồ còn càng ít, dùng càng tiết kiệm.
Bạn bóc một miếng bánh ăn. Bạn ăn rất ngon. Sau đó, bạn gói miếng bánh lại, để dành tí nữa ăn tiếp.
Đến khi mở ra ăn lại, bạn phát hiện miếng bánh đã bị ỉu, không còn ăn được nữa.
Bạn rất muốn mua nhà. Bạn đã dành dụm đủ tiền để mua căn nhà đó. Nhưng bạn nghĩ rằng, mua nhà xong bạn hết sạch tiền. Vì vậy, bạn quyết định đi làm thêm một thời gian nữa, dành dụm thêm chút tiền nữa, rồi khi đó quay lại mua nhà xong cũng chưa muộn.
Kết quả, khi bạn quyết định đã đến lúc mua nhà, bạn thấy giá căn nhà đó đã lên gấp 5, gấp 6 lần. Với số tiền bạn đang có, bạn không mua nổi một góc của căn phòng.
Thời gian không ngừng trôi. Mỗi phút mỗi giây qua đi, giá trị những gì bạn đang có lại giảm đi một chút.
Hãy tận hưởng trọn vẹn những gì đang diễn ra. Đừng kiềm chế, đừng cố gắng giữ niềm vui của mình lại. Bởi khi qua khoảnh khắc đó, rất có thể bạn sẽ không bao giờ tìm lại được những cảm xúc đó nữa.
Điều 4: Nếu sức khoẻ là số 2, không có gì là số 1
Khi còn trẻ, chỉ vì tham việc, tham chơi, bạn có thể thức xuyên màn đêm. Bạn không chú trọng sức khoẻ, bạn sẵn sàng làm mọi thứ, miễn là việc đó làm bạn vui, hoặc ít nhất giúp bạn kiếm thêm chút tiền.
Đến một ngày, bạn bệnh rồi. Cơ thể bạn bắt đầu suy nhược. Bạn "được" đến bệnh viện nhiều hơn. Bạn thấy rằng, kiếm tiền bao nhiêu cũng không đủ trả tiền viện phí. Bạn thấy hối hận, đến lúc bạn chú trọng đến sức khoẻ mình hơn, thì cũng đã muộn rồi.
Ngày xưa, vì thích tụ tập đàn đúm. Bạn bè rủ ăn gì cũng ăn, rủ uống bao nhiêu cũng uống. Bạn uống đến khi nào chân tay run lẩy bẩy, có người dìu bạn về nhà, bạn mới thôi.
Đến khi nằm viện, bạn thử để ý xem: Có ai trong số những người "bạn nhậu" đó đến thăm mình không, hay tất cả những người đến thăm, đều là người nhà, người thân trong gia đình bạn?
Cái gì mất đều có thể lấy lại được, duy chỉ có sức khoẻ, một khi đi sẽ không bao giờ trở lại.
Điều 5: Không biết cách giáo dục con cái
Lẽ tất yếu, con cái là tất cả tài sản đối với bố mẹ, chính thế mà hầu hết bố mẹ chấp nhận hi sinh tất cả, chịu đựng tất cả đau thương và tủi nhục để dành cho con tất cả những điều tốt đẹp nhất.
Từ những việc nhỏ nhặt nhất, bố mẹ cũng không muốn con động tay động chân, nâng niu từng chút một, bao bọc trong nhung lụa, chiều chuộng hết mực, chỉ cần con cái sung sướng thì bố mẹ có phải chịu chịu khổ đến mấy cũng không sao cả. Nhưng tình yêu ấy lại chỉ khiến đứa trẻ trở nên ngày càng ích kỉ, yếu đuối và sẵn sàng đổ lỗi cho người khác.
Nhiều bố mẹ vì muốn con cái mình mai sau phải giỏi giang, tài năng, làm ông nọ bà kia, để nở mặt nở mày với họ hàng nên cách duy nhất mà bố mẹ thấy đúng đắn là thúc, ép con học, càng ngồi trên bàn học nhiều giờ đồng hồ chứng tỏ là con chăm chỉ, có ý chí, rồi lại cả thúc, ép con học thêm học nếm, học tràn lan mà chẳng hề quan tâm đến cảm xúc của con.
Cách giáo dục như vậy chỉ càng khiến con áp lực, căng thẳng ở cái tuổi đáng nhẽ ra phải vui chơi, khám phá thế giới và học cách sống. Bố mẹ nào chẳng yêu con hết mực nhưng yêu thế nào cũng cần phải học.
Phúc Hưng (tổng hợp)