Sống khoẻ

Virus SARS-CoV-2 biến chủng Delta có tồn tại và lây qua đường không khí?

Sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến cho đại dịch Covid-19 càng lây lan nhanh chóng. Các ca bệnh liên tục được phát hiện và nhiều nước rơi vào tình trạng số ca nhiễm tăng chóng mặt từng ngày.

Sự lây lan nhanh chóng khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu virus biến chủng Delta này có lây qua đường không khí không, nó tồn trại trong không khí bao lâu… Mới đây, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.


Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, tất cả virus đều có thể tồn tại trong không khí nhưng nó không thể lây qua không khí. Chúng ta định nghĩa lây qua không khí có nghĩa là không khí di chuyển từ vùng này qua vùng khác mang theo virus lây cho người khác, cũng giống như virus lây qua đường nước thì tác nhân gây bệnh tồn tại trong nước của vùng này của con sông rồi chuyển đi vùng khác của con sông, người khác múc lên uống và lây, đó mới gọi là lây qua đường nước.

Virus tồn tại trong không khí một thời gian nhất định. Thông thường virus Covid-19 khi còn hoang dại thì tồn tại trong vùng lạnh, đặc biệt dưới 4 độ thì có thể tồn tại cả tháng nhưng điều may mắn lúc đó là nồng độ của nó trong giọt bắn có thể thấp hơn, nồng độ thấp hơn thì cần nhiều giọt bắn người đó mới mắc bệnh. Nhưng bây giờ, đến chủng Delta nồng độ của con virus biến chủng Delta này nhiều hơn nhiều lần so với trước nên không cần nhiều giọt bắn người ta hít phải cũng có thể mắc bệnh.

Không gian tù và lạnh làm cho giọt bắn rớt chậm, khi rớt chậm và cần ít đã lây nên kể cả 1 người nào đó bước vào phòng, dù chỉ có 1 mình trong phòng nhưng trước đó có 1 người khác mắc bệnh phát ra nhiều giọt bắn, dù rớt xuống nhưng vẫn còn lơ lửng. Nếu người này bước vào phòng không mang khẩu trang sẽ hít phải virus.

Lượng giọt bắn của người mang virus bây giờ không phải ho hay hắt hơi mà chỉ cần nói chuyện những giọt bắn văng ra, tồn tại tích tắc trong không gian đó, nếu tiếp xúc trực tiếp mà không mang khẩu trang, đặc biệt là cả 2 không mang thì chắc chắn hít phải sẽ bị nhiễm. Cho nên, trong đám đông, dù là trời nắng nhưng do tiếp xúc quá gần nhau cũng dễ hít phải và lây bệnh.

Biến chủng Delta thời gian ủ bệnh ngắn, người đang bị lây cho người thứ 2, trước kia phải 5-7 ngày nhưng giờ chỉ 1-2 ngày đã lây cho người thứ 3. Cách lây bây giờ không đơn giản là qua bộ mặt nữa mà khả năng lây qua trung gian nhiều hơn, trung gian ở đây là qua bàn tay.

Lúc trước chỉ người nào sống trong môi trường rất nhiều virus thì bàn tay dễ bị nhiễm hơn, còn bây giờ người nào sống trong không gian chật hẹp hoặc không gian lạnh thì những mặt bám có virus, tay mình bám vào mà đưa lên mặt thì sẽ lây bệnh.

Biện pháp phòng chống có khác gì so với biến chủng khác?

Về lý thuyết thì không khác, ví dụ chúng ta nói 5K thì bây giờ vẫn tuân thủ 5K nhưng 5K bây giờ chặt chẽ hơn: Khẩu trang là luôn luôn phải đúng khi mình tiếp xúc với bất cứ người nào, rửa tay cũng phải thật đúng đặc biệt là khi cầm nắm vào vật gì đó đặc biệt là vật ở khu vực lạnh là phải rửa tay.

Khoảng cách có nghĩa là khoảng cách thật không thể có chút tích tắc không cần giãn cách, nếu chỉ một lúc nào đó không giữ khoảng cách,một hoặc cả 2 người mang khẩu trang sai thì nguồn lây vẫn nhảy từ người này qua người khác. Không tụ tập nghĩa là đúng nghĩa không tụ tập, cương quyết trong hàng xóm, họ hàng và cơ quan.

Có cần mang khẩu trang N95?

Mang khẩu trang đúng nghĩa là khẩu trang luôn che đủ mũi và cằm, nếu có tích tắc nào đó chúng ta để hở mũi miệng kéo lên kéo xuống thì sẽ lây, chứ không phải lỗi của khẩu trang vải và khẩu trang y tế.

Khẩu trang N95 ngăn kĩ hơn khẩu trang vải, khẩu trang y tế để khi người đó trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, khoảng cách giữa họ và F0 rất gần, họ sử dụng biện pháp điều trị cần tiếp xúc gần, lúc đó khả năng giọt bắn rất nhiều.

Suốt quá trình làm việc có lúc họ đưa tay đưa chân làm sao đó ảnh hưởng khẩu trang, nên phải mang khẩu trang N95 chứ không phải mang khẩu trang N95 ra đường. Chứ nếu đeo khẩu trang N95 ra đường thì lắm lúc rất ngột, và chắc chắn có lúc chúng ta tháo ra hoặc kéo lên kéo xuống.

Bác sĩ Khanh cũng nhấn mạnh nên sử dụng tấm che giọt bắn cùng với khẩu trang vì khi mình đưa tay lên sẽ bị tấm che giọt bắn cản rồi. Đeo khẩu trang có lúc cũng bị người khác kéo xuống bất ngờ, còn tấm che giọt bắn thì không thể kéo. Vì thế, để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta, ngoài việc tuân thủ đúng và chuẩn 5K, chúng ta có thể sử dụng thêm tấm chắn giọt bắn để nâng cao hiệu quả.

Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram