Sống khoẻ

Virus nCoV còn làm tổn thương tới 6 bộ phận khác: Ai cũng phải cẩn thận

Khi nhắc tới ảnh hưởng của nCoV, chúng ta sẽ nghĩ rằng phổi là bộ phận bị tổn thương. Tuy nhiên, nCoV còn tấn công sang nhiều bộ phận khác.

Bạn có biết, sau hệ hô hấp và phổi, nCoV sẽ tấn công những bộ phận nào của cơ thể và mức độ nguy hiểm tới đâu?

Chia sẻ về vấn đề này, TS.BS. Lê Thanh Hải đã có những phân tích rõ ràng:


Phổi chính là bộ phận thường bị ảnh hưởng đầu tiên khi nhiễm nCoV. Điều này là vì nCoV là một bệnh về đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây ra, cũng tương tự như các bệnh do các chủng coronavirus khác như SARS, MERS, cảm cúm, cảm lạnh…

Về triệu chứng: Các triệu chứng thường gặp ban đầu bao gồm sốt, ho, khó thở, đau rát họng, mất khứu giác… Các triệu chứng hô hấp, bao gồm ho khá phổ biến xảy ra với tỷ lệ từ 68 – 83%, chỉ có 11 – 20% bị khó thở.

Về nguy cơ: Ở một số bệnh nhân có thể chỉ có các triệu chứng hô hấp nhẹ. Tuy nhiên có một nhóm nhỏ bị tổn thương phổi nghiêm trọng, có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp cấp tính hoặc hội chứng ARDS.

Ngoài ra, 1 loạt cơ chế bệnh sinh hình thành trong nCoV, bao gồm nhiễm trùng, tăng viêm và nhiễm trùng huyết. Virus này có thể gây tổn thương phổi, dẫn đến các chất lỏng bị rò rỉ từ các mạch máu nhỏ trong phổi. Khi chất lỏng tích tụ trong túi khí của phổi hoặc phế nang, làm phổi khó chuyển oxy từ không khí vào máu.

Bộ phận thứ 2 mà là TIM

Ngoài phổi thì nCoV cũng có thể ảnh hưởng đến tim. Triệu chứng gồm: nhịp tim không đều, không đủ máu đến các mô hoặc huyết áp thấp đến mức cần phải dùng tới thuốc. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa rõ virus gây tổn thương trực tiếp lên tim hay không.

Trong một nghiên cứu về các F0 nhập viện ở Vũ Hán, 20% cho thấy có một số dạng tổn thương tim. Trong một trường hợp khác, 44% các F0 trong đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) có nhịp tim không đều.

Ngoài ra, cũng có những dấu hiệu cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể khiến máu dễ đông hơn. Và có thể các cục máu đông này sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc cơn đau tim.

Bộ phận thứ 3 là MẠCH MÁU

Cụ thể, hiện tượng đông máu trong lòng mạch là biến chứng nghiêm trọng nhất khi nhiễm nCoV và là 1 trong những nguyên nhân gây qua đời chính, cũng có nhiều lý giải trong cơ chế bệnh sinh cho hiện tượng này.

Theo giả thuyết từ các chuyên gia, virus SARS-CoV-2 làm xuất hiện cơn bão cytokine, do hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh gây phản ứng quá mức với virus, từ đó gây ra tổn thương tế bào nội mạc mạch máu, làm tăng hoạt hóa tiểu cầu và làm xuất hiện huyết khối trong lòng mạch, hậu quả là suy đa phủ tạng.

Có nhiều yếu tố gia tăng nguy cơ rối loạn đông máu nội mạch, gồm bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền như bệnh tim mạch và chuyển hóa, béo phì, tuổi cao trên 65 tuổi, mang thai…và đa số các trường hợp nặng nguy kịch có đi kèm huyết khối tĩnh mạch.

Bộ phận thứ 4 là DẠ DÀY và RUỘT

Không ít F0 còn gặp các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy hoặc buồn nôn, mặc dù những triệu chứng này ít phổ biến hơn nhiều so với các triệu chứng về phổi.

Nhiều kết quả nghiên cứu trước đó đã xác định có sự hiện diện của virus gây ra bệnh SARS và MERS trong sinh thiết mô ruột và mẫu phân của người bệnh

Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y học New England gần đây và một nghiên cứu trước trên medRxiv cho thấy, mẫu phân của 1 số F0 cho kết quả dương tính với nCoV. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết liệu virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua đường phân hay không?

Bộ phận thứ 5 là Gan

Các tế bào gan khi bị viêm hoặc bị tổn thương, gan có thể phóng thích một lượng enzym cao hơn bình thường vào máu.

Một báo cáo gần đây đã phát hiện ra các dấu hiệu tổn thương gan ở người nhiễm nCoV. Tuy nhiên, các bác sĩ nói rằng hiện vẫn chưa rõ virus hoặc các loại thuốc đang được sử dụng để điều trị gây ra tổn thương gan.

Bộ phận thứ 6 là THẬN

Một số F0 nhập viện cũng đã bị tổn thương thận cấp tính. Trong một nghiên cứu về F0 nhập viện ở Vũ Hán, có 27% bị suy thận.

Còn theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, có ít bằng chứng cho thấy virus đã trực tiếp gây ra tổn thương thận. Như vậy có thể nCoV gây viêm phổi, khiến cho lượng oxy máu lưu thông ít hơn, và điều đó có thể làm hỏng thận.

Cuối cùng là HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

Không chỉ SARS-CoV-2, với bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tấn công virus hoặc vi khuẩn lạ.

Đáng nói là mặc dù phản ứng miễn dịch này có thể giúp cơ thể loại bỏ tình trạng nhiễm trùng, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra tổn thương do tình trạng tăng viêm quá mức trong cơ thể. Điều này có thể xảy ra dưới dạng 1 phản ứng viêm dữ dội, được gọi là "cơn bão cytokine".

Thực ra các tế bào miễn dịch sản xuất cytokine là để chống lại nhiễm trùng, nhưng nếu có quá nhiều cytokine được giải phóng, điều này có thể gây ra các rối loạn và thương tổn nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Dù vậy, cho đến nay hầu như không có trường hợp cơn bão cytokine ở trẻ em nhiễm nCoV. Nguyên nhân có thể là do trẻ có phản ứng miễn dịch đơn giản, trong khi ở người lớn đôi khi có thể có phản ứng quá mức. Và chính phản ứng miễn dịch dư thừa này là lý do gây ra một số tổn thương trong quá trình nhiễm virus.
Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram