Uống nước đỗ đen rang đúng cách và hợp lý bạn sẽ nhận được những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe.
Tác dụng của nước đậu đen rang với sức khỏe
Thanh lọc cơ thể, làm đẹp da hiệu quả
Rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là người Nhật Bản xem đậu đen là bí quyết để chăm sóc làn da của mình. Đậu đen rang chứa nhiều khoáng chất, vitamin cùng 10 loại axit amin.
Đây đều là những thành phần quan trọng giúp duy trì sức khỏe dẻo dai cũng như cải thiện và trẻ hóa làn da, cho da dẻ mịn màng tươi trẻ. Ngoài ra, chất Polyphenol trong đậu đen còn là hợp chất được biết đến với tác dụng chống lão hóa cao.
Hỗ trợ giảm cân an toàn
Trong đậu đen có chứa isoflavone và anthocyanin, là 2 chất có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chuyển hóa năng, ức chế sự hấp thu chất béo của cơ thể. Uống trà đậu đen thường xuyên, đúng cách sẽ làm giảm lượng chất béo trong cơ thể góp phần kiểm soát lượng mỡ tuần hoàn trong máu và hỗ trợ tích cực cho quá trình giảm cân an toàn hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Một cốc nước đậu đen nấu chín có chứa khoảng 15 gam chất xơ. Trong khi đó, chất xơ được cho là một loại chất hỗ trợ rất tốt cho bữa ăn của người tiểu đường tuýp 1. Với người bị tiểu đường tuýp 2, nó còn giúp cải thiện lượng đường trong máu.
Giúp hệ xương khỏe mạnh
Đậu đen có chứa sắt, canxi, phốt pho và kẽm. Những chất này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc duy trì sức khỏe cho hệ xương khớp. Canxi và phốt pho quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh và độ đàn hồi của xương và khớp.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Thành phần vitamin B phức hợp cao trong đậu đen cùng tính kháng viêm của chúng giúp ích khá nhiều cho mạch máu, làm giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ những người đang mắc bệnh tim mạch có sức khỏe ổn định hơn.
Giúp hạ huyết áp
Đối với những người huyết áp cao, việc duy trì chế độ ăn chứa ít natri là điều hết sức cần thiết nhằm giúp cho huyết áp ở mức bình thường. Trong đậu đen có hàm lượng natri thấp tự nhiên, ngoài ra còn chứa kali, canxi và magiê, giúp giảm huyết áp một cách an toàn và hiệu quả.
Uống nước đậu đen rang hàng ngày có tốt không?
Đậu đen có tính hàn, uống nước đậu đen rang hàng ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp làm mát, thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng, uống nước đậu đen hàng ngày với lượng quá nhiều có thể làm cơ thể tăng quá nhiều tính hàn, về lâu dài có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa hay tay chân lạnh,...
Vì vậy, bạn có thể uống loại nước này hàng ngày nhưng không nên dùng thay nước lọc, lượng phù hợp nhất trong khoảng 200 - 250ml/ngày là tốt nhất. Tùy từng mục đích, bạn có thể uống vào các thời điểm hợp lý trong ngày như sau:
Để giảm cân, làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa cho cơ thể: Hãy uống nước đậu đen rang vào buổi sáng.
Người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp: Nên sử dụng nước đậu đen rang trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn: Nên uống loại nước này trước khi ngủ từ 4 đến 5 tiếng.
Những lưu ý khi uống nước đậu đen rang
Tuy tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần lưu ý những điều dưới đây khi uống nước đậu đen rang:
Món đậu đen rang gây nhiệt, ăn nhiều dẫn đến bốc hóa, nên sử dụng với một lượng phù hợp. Bạn cũng không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, đậu thầu dầu, ngũ sâm...
Ngoài ra, để tốt cho sức khỏe các chuyên gia khuyên nên dùng nước đậu đen như một thứ nước uống thưởng thức. Bạn cũng chỉ nên uống ngày một ly là đủ, không nên uống nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, với những người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên dùng tuần 1-2 ly/ngày. Riêng với trẻ nhỏ dưới một tuổi không nên sử dụng nước đậu đen, trên 1 tuổi mới được sử dụng.
Ngoài ra, bạn không nên uống chung nước đậu đen rang với sắt kẽm, canxi. Thời gian lý tưởng để uống chúng là cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ.
Những người mắc bệnh viêm đại tràng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không nên dùng nước đậu đen rang.
Nước đậu đen rang, không cho đường lá tốt nhất. Còn với những người phải lao động nặng, khi uống nên cho một chút muối để tăng cường yếu tố điện giải cho cơ thể.
Bách Nguyên (Theo songkhoe)