Sống khoẻ

Tuyệt chiêu giúp bạn ‘ngàn chén không say’ trong dịp Tết

Rượu bia là thứ đồ uống không thể thiếu trong những bữa tiệc chào đón năm mới. Tuy nhiên, làm thế nào để bản thân tỉnh táo mà vẫn vui vẻ chúc tụng cùng bạn bè, các bạn hãy cùng xem những bí quyết sau đây.

Trong dịp Tết này, việc nhậu nhẹt, chúc tụng rượu bia là điều không thể tránh khỏi trong những buổi gặp gỡ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng say xỉn mất kiểm soát xảy ra thì cũng không phải là điều hay ho.

Chính vì thế, để không rơi vào tình trạng mất kiểm soát và bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên chủ động thực hiện một số mẹo nhỏ để hạn chế lượng rượu uống vào và kiềm chế cơn say.

1. Trước khi nhậu

Ăn thật no

Một chiếc bụng rỗng tuếch sẽ khiến bia/rượu dễ hấp thụ hơn bình thường, hãy ăn càng nhiều càng tốt các thức ăn nhiều chất đạm như cơm, trứng để làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu, đồng thời ngăn chặn việc ngộ độc rượu bia.

Ăn bơ hoặc phô mai trước lúc uống rượu bia

Các chuyên gia khuyên rằng, trước lúc nhập tiệc các cuộc nhậu, điều bạn nên làm chính là nạp vào cơ thể những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đặc biệt là bơ và phô mai.

Các thực phẩm giàu chất béo này sẽ bao quanh thành bao tử, hoạt động giống như một lớp bông thấm hút hết các chất cồn khi bạn nạp chúng vào cơ thể đồng thời giúp cơ quan tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại. Chính vì vậy bạn sẽ không bị say dù uống nhiều rượu, bia.


Ngày Tết ăn ngủ thất thường, rất khó để đảm bảo ngủ đủ giấc, khiến cơ thể mệt mỏi, uống rượu vào dễ bị say. Có thể bù đắp bằng cách nâng cao chất lượng giấc ngủ. Theo đó, nên tắm nước ấm trước khi ngủ và bỏ điện thoại ra xa để có giấc ngủ sâu.

2. Trong lúc nhậu

Vừa ăn vừa uống rượu/bia

Khi bạn vừa ăn vừa uống, lượng rượu bạn đưa vào cơ thể sẽ ít hơn so với khi bạn chỉ uống mà không ăn.

Việc vừa ăn vừa uống còn giúp cơ thể có thời gian phân giải lượng cồn trong rượu cũng giúp bạn tránh bị ngộ độc. Bởi khi uống quá nhiều quá nhanh, cơ thể của bạn sẽ không kịp chuyển hóa cồn trong rượu, lượng cồn còn tồn đọng sẽ hấp thu vào máu gây nên tình trạng say xỉn, ngộ độc.

Không uống rượu cùng với nước có gas

Khi bạn kết hợp nước ngọt có gas với rượu sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu cồn vào máu, khiến bạn nhanh chóng rơi vào trạng thái say xỉn, gan và các bộ phận khác đang hoạt động để phân giải cồn cũng sẽ "quá tải" mà bị tổn hại, làm cho sức khỏe của bạn bị giảm sút nghiêm trọng.

Nếu muốn nôn hãy nôn ngay

Khi uống nhiều rượu, bạn sẽ có cảm giác muốn nôn, khi đó bạn không nên uống thuốc chống nôn cũng không nên kìm nén việc buồn nôn mà nên chọn một địa điểm không ai để ý như WC và nôn ngay. Vì nôn là một trong những cơ chế tự bảo vệ của cơ thể giúp đào thải các chất độc ra ngoài một cách nhanh nhất.

Uống nhiều nước

Đồ uống có cồn là một chất lợi tiểu, nó khiến chúng ta đi tiểu nhiều hơn so với việc uống nước thông thường. Vì lý do này, nó có thể góp phần không nhỏ vào tình trạng mất nước của cơ thể. Mặc dù mất nước không phải là nguyên nhân chính của việc gây xỉn, nhưng nó khiến cho cơ thể mệt mỏi, nhức đầu và khô miệng.

Để ngăn chặn điều này, hãy uống một cốc nước (hoặc các loại nước giải khát không cồn khác) giữa mỗi ly bia/rượu, và quan trọng hơn phải uống một cốc nước lớn trước khi đi ngủ để ngăn chặn tình trạng đau đầu vào sáng hôm sau.

Ăn nhiều đồ chiên

Với lý do tương tự như trên, đồ ăn béo/nhiều dầu mỡ sẽ tạo một lớp màng chất béo quanh thành ruột, ngăn chặn sự xâm nhập của chất cồn vào máu. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì những thức ăn này không tốt cho tim mạch do chứa nhiều cholesterol.

Bách nguyên (Theo suckhoegiadinh)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram