Giải trí

Trò chơi điện tử – Hệ quả của những ảo tưởng về sự hoàn hảo

Trò chơi điện tử gây ra tác hại vô cùng nguy hiểm, có thể khiến người chơi xuất hiện ảo giác, rối loạn hành vi, rời xa thế giới thực.

Con người đang sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 – thời đại mà hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống đều có sự can thiệp của công nghệ như: Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp v.v. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như hiện nay, trò chơi điện tử (game) ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, đặc biệt là với giới trẻ.

Các nhà làm game thu hút người chơi bằng những hình thức đa dạng, kỹ xảo đồ họa hấp dẫn, thao tác, chuyển động mượt mà. Trò chơi điện tử cũng luôn được cập nhật liên tục nhằm đảm bảo tính mới lạ cho trải nghiệm của người dùng. Chính vì thế, người chơi cần đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để đạt thành tích, thứ hạng cao.


Mỗi ngày đều có những trò chơi điện tử mới ra đời

Những hậu quả của trò chơi điện tử

Không thể phủ nhận rằng, chơi game là một hình thức giải trí có thể giúp giảm căng thẳng sau những lúc mệt mỏi. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng có tác dụng kích thích tư duy, trí não và sự nhanh nhạy trong phản ứng của con người. Mặt khác, trò chơi điện tử vẫn tiềm ẩn những hậu quả khôn lường.

Việc dành nhiều thời gian trong thế giới ảo ấy khiến người chơi quên mất thế giới thực tại. Thậm chí, đắm chìm vào không gian trò chơi, làm họ ảo tưởng mình là nhân vật trong đó, lâu dần trở thành người nghiện game.

Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận chứng nghiện trò chơi điện tử là bệnh tâm thần chính thức, cần được tiếp nhận các biện pháp chăm sóc sức khỏe kịp thời. Tại Việt Nam, nghiện trò chơi điện tử và những hệ quả do nó gây ra là vấn đề xã hội nhức nhối.

Những người nghiện trò chơi điện tử đa số là người trẻ bởi được tiếp xúc với thiết bị điện tử từ nhỏ. Họ có thể bị suy giảm về tâm lý, tin theo sự hoàn hảo trong game thực tế ảo và biến nó thành hiện thực.

Đầu tháng 6/2020, chỉ vì muốn thế vai "anh hùng" trong trò chơi trên mạng để giải cứu một vụ việc bắt cóc, nam sinh lớp 11 tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An giấu bé trai 5 tuổi dẫn đến cái chết thương tâm.


Trò chơi điện tử gây nghiện mạnh, có thể dẫn đến rối loạn tâm thần

Hơn nữa, người nghiện game cũng phải hứng chịu các định kiến xã hội. Hậu quả là họ dần cô lập bản thân, che giấu cảm xúc và giải tỏa thông thông qua các hành vi bạo lực trong game.

Ảnh hưởng lâu dài khác của nghiện game là những hành vi lệch lạc như: lừa dối, trộm cắp, trấn lột tiền v.v. Thậm chí nhiều người không ngần ngại có những hành vi bạo lực làm tổn thương thân thể người khác để có tiền phục vụ cho trò chơi điện tử.

Đầu năm 2022, nam thanh niên ở Thanh Hóa sa đà vào con đường nghiện game, ăn cắp vặt. Trong một lần đột nhập vào nhà hai ông bà cùng thôn, thanh niên bị phát hiện và đã ra tay tàn độc với nạn nhân. Trước tòa, thay vì ân hận về hành vi của mình, chàng trai còn tỏ thái độ thách thức "giết người thì tử hình chứ sao".


Những trò chơi tưởng như vô hại nhưng gây ra nỗi đau cho cả gia đình

Halloween trường Báo khai thác câu chuyện từ game thực tế ảo

Lấy cảm hứng từ tựa game thực tế ảo nổi tiếng ở giới trẻ, Halloween 2022: The Error mong muốn truyền tải thông điệp về sự hoàn hảo. Chủ đề chương trình năm nay có tên gọi "The Error" có nghĩa là lỗi, một từ tiếng Anh xuất hiện khi chúng ta thao tác không chính xác trên máy tính.


Tuy nhiên, cuộc sống không phải là một cỗ máy. Mọi sự vật, sự việc tồn tại đều tiềm ẩn những biến số mà không ai có thể kiểm soát. Bởi vậy, đôi khi con người được phép chệch hướng, được phép phạm sai lầm.

Từ ý tưởng đó, Halloween mong muốn đưa tới thông điệp: "Hoàn hảo là một vạch đích mơ hồ mà hầu hết chúng ta đều mong muốn chạm tới. Thế nhưng, thay vì tìm kiếm sự vẹn toàn không có thật rồi tự dày vò, hạ thấp giá trị của bản thân, con người cần học cách làm quen và chấp nhận những khiếm khuyết. Bởi chính những vết nứt mới là nơi ánh sáng có thể lọt vào".

Trên thực tế, không bao giờ tồn tại một người hoàn hảo. Mỗi chúng ta luôn tồn tại những ưu, khuyết điểm. Song đó không phải là cái cớ để ta mãi chìm sâu trong sự dằn vặt hay thậm chí là ghét bỏ chính mình. Những lỗi lầm ấy đôi khi là thứ khiến cuộc sống chúng ta trở nên tốt đẹp và đáng sống. Khi hiểu được điều đó, ta sẽ biết trân trọng, bao dung hơn. Đó có lẽ chính là sự hoàn hảo đúng đắn nhất mà mỗi người nên theo đuổi trong cuộc đời.

Linh An

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram