Sáng ngày 30/5, tại Bảo tàng Hà Nội, Triển lãm hội họa của các họa sỹ, nghệ nhân hàng đầu Việt Nam Ngô Xuân Bính, Lê Văn Thìn, Đặng Tin Tưởng, Đào Trọng Cường đã chính thức khai mạc trước sự chờ đợi của công chúng yêu hội họa. Những tác phẩm đồ sộ của các họa sỹ khiến cho triển lãm mang tên "Niệm" trở thành một hiện tượng trong giới nghệ thuật.
Triển lãm được sự bảo trợ của Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO – Bộ ngoại giao. Với hơn hai trăm bức tranh thuộc thể loại sơn mài, khắc gỗ, đá quý, tranh kết hợp, các họa sỹ đã mang đến cho công chúng một món ăn tinh thần đậm giá trị văn hóa truyền thống nhưng vô cùng mới lạ cả về ý tưởng, bút pháp cho đến nghệ thuật tạo hình trên các chất liệu từ cổ điển đến hiện đại.
Họa sĩ Lê Văn Thìn và Họa sĩ Ngô Xuân Bính lần thứ 2 kết hợp trong triển lãm lớn nhất Hà Nội
Phát biểu tại Lễ Khai mạc triển lãm, họa sỹ Ngô Xuân Bính cho biết, ông và các đồng nghiệp Lê Văn Thìn, Đặng Tin Tưởng và Đào Trọng Cường đã chuẩn bị gần hai năm cho buổi triển lãm này. Những tác phẩm được trưng bày ngày hôm nay chính là tâm huyết sáng tạo đặc biệt hướng về nguồn cội, "Niệm" về quê hương đất nước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Lê Hoài Trung và 4 họa sĩ
Ngô Xuân Bính là một họa sỹ được mọi người ví von như một "kỳ nhân", ông là "Thành viên Danh dự" của Viện Hàn lâm Nghệ thuật tạo hình Liên bang Nga. Lần thứ hai triển lãm tranh tại Hà Nội, Ngô Xuân Bính vẫn miệt mài với thể loại tranh sơn mài, nhưng lần này ông mang đến một sự sáng tạo mới gây ấn tượng mạnh với người xem bởi dám vượt lên mọi chất liệu đơn thuần và làm mới những giá trị cổ truyền theo hướng đồng điệu, tích cực và đầy triết lý nhân sinh.
Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Lê Hoài Trung phát biểu tại khai mạc
Họa sỹ Lương Xuân Đoàn – Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam
Ông Saadi Salama – Đại sứ Palestine tại Việt Nam
"Niệm" giống như đang thực hành nhuần nhuyễn các kỹ năng đỉnh cao của hội họa, phát triển sự sâu sắc và uyển chuyển đến giới hạn cao nhất để đưa thế giới nội tâm đa màu sắc vào từng nét vẽ.
Nhà sử học Dương Trung Quốc – Nghệ nhân Đào Trọng Cường và Nhà báo – Phó Tổng Biên tập Báo Gia đình Việt Nam
Đặc biệt, trong "Niệm" còn có thêm một chất liệu đá quý của hoạ sỹ, nghệ nhân quốc gia Đào Trọng Cường, người mà họa sỹ Ngô Xuân Bính cho rằng, cũng như những "người anh" khác là Lê Văn Thìn và Đặng Tin tưởng, đã thực sự là niềm tự hào khi ông được đứng chung một sân chơi nghệ thuật với họ.
Tiểu sử các họa sỹ tham gia triển lãm "NIỆM":
Họa sỹ Ngô Xuân Bính
Sinh năm 1957 tại Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An
1964: Học cấp I Hưng Thịnh – Nghệ An.
1969: Học cấp II Hưng Bình – Nghệ An.
1971: Học chuyên Toán – Nghệ An.
1975: Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nhạc Họa Trung Ương.
1981: Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội.
1986: Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Nhạc họa Trung Ương.
1988: Tham gia triển lãm sách khối các nước XHCN tổ chức tại Ba Lan. Tập sách "Nhất Nam Căn Bản" đạt giải "Sách thể thao giá trị nhất và hay nhất".
1991: Triển lãm Mỹ thuật cá nhân lần thứ I tại Trung tâm triển lãm tạo hình Minsk.
1993: Triển lãm Mỹ thuật cá nhân lần thứ II tại Trung tâm triển lãm tạo hình Minsk.
1995: Triển lãm Mỹ thuật cá nhân lần thứ III tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật tạo hình Moscow – Liên bang Nga.
1997: Triển lãm Mỹ thuật cá nhân lần thứ IV tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật tạo hình Moscow – Liên Bang Nga.
2000: Triển lãm Mỹ thuật cá nhân lần thứ V tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật tạo hình Moscow – Liên Bang Nga.
2005: Được báo Nga – Mỹ bình bầu là Họa sĩ xuất sắc của năm.
2006: Giải thưởng quốc tế Liên hoan nghệ thuật tổng hợp Artiada.
2007: Giải thưởng y học quốc tế "Nikolay Pirogov" đồng được trao tặng Huân chương cao quý vì những đóng góp "Lớn lao và đặc biệt" cho sự nghiệp Y học quốc tế.
2008: Đoạt giải xuất sắc Liên hoan Nghệ thuật tổng hợp quốc tế lần thứ VII tổ chức tại Moscow (với 3 bức sơn dầu).
2010: Viện Hàn lâm Nghệ thuật Tạo hình Liên bang Nga trao tặng danh hiệu "Thành viên danh dự" (ở thời điểm được phong chỉ có 2 người nước ngoài được nhận danh hiệu này).
2010: được phong hàm Giáo sư y học dân tộc (thuộc Hiệp hội y học dân gian Liên bang Nga .
2011: được phong hàm Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học tự nhiên Châu Âu.
2014: Giải thưởng quốc tế "Nghệ thuật và Cuộc sống" trong lĩnh vực Y học và bảo vệ môi trường.
2017: Triển lãm Mỹ thuật cá nhân tại Bảo tàng Hà Nội.
Tác phẩm đã xuất bản:
Về võ thuật có "Nhất Nam căn bản" tập 1 đến tập 5; Về thơ có: Sấp ngửa bàn tay; Giao hòa lắng nghe; Hội hoa đăng; Tiếng thở đêm; Cánh đồng tiềm thức; Cánh đồng thao thức; Cách đồng tri ân; Về nghiên cứu khoa học có bộ sách "Phương pháp xác định bộ huyệt chữa trị bằng sơ đồ hình học – Huyết áp cao, Huyết áp thấp – Các chứng liên đới" tập 1 đến tập 4.
Họa sỹ Lê Văn Thìn
Sinh năm 1952
Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam
1981: Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Giảng viên khoa Tạo dáng Công nghiệp, Viện Đại học mở Hà Nội
Tham dự triển lãm:
1988, 1999 và 2000: Triển lãm Asia Phi lip Mo Rít
2005: Triển lãm tranh quốc tế tại Paris 2010: Triển lãm tranh quốc tế tại Bắc Kinh 2015: Triển lãm tranh quốc tế tại Seoul
Nhiều triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm trong nước Có tranh trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Có tranh trong các bộ sưu tập tại Anh, Pháp, Mỹ, Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản…
Họa sỹ Đặng Tin Tưởng
– Sinh năm: 1945 tại tỉnh Hải Dương
– Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam
– Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội
– Năm 1967 tốt nghiệp Đồ họa – Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam
– Năm 1977 tốt nghiệp Văn khoa – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
– Sáng tác chuyên chất liệu: Sơn mài khắc, giấy gió màu nước, acrylic
– Chuyên vẽ phong cảnh và di tích cổ Việt Nam.
* Tham gia triển lãm cá nhân, Quốc gia và quốc tế:
– Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc: 1976, 1980, 1985, 1995, 2000.
– Triển lãm cá nhân: 1996, 2004, 2005, 2009, 2010, 2011, 2012, 2015, 2018.
– Triển lãm "Tranh sơn mài Việt Nam một thời kỳ mới" tại Trung tâm Mỹ thuật Foothilis, Colorado do Trung tâm Văn hóa Châu Á Oakland, California, Trung tâm Đông Tây Hawai (Mỹ) 2000 – 2001.
– Triển lãm 50 năm Hội họa hiện đại Việt Nam tại Nhà ga Tokyo, Bảo tàng Mỹ thuật Kochi, Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại Wakayama – Nhật Bản 2006.
* Tác phẩm sưu tập của Bảo tàng và tư nhân:
Có nhiều tác phẩm lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc ở Maiami (Mỹ)… và sưu tập của một số tư nhân trong và ngoài nước.
* Tác phẩm tiêu biểu:
– Đền thờ Nguyễn Trãi – Sơn khắc 1980 (kích thước: 80cm x 120cm).
– Đền Ngọc Sơn trong ngày hội – Sơn khắc 1980 (kích thước: 120cm x 240cm).
– Xuân đất Việt – Sơn khắc 1992 – 1995 (kích thước: 150cm x 360cm)
– Non nước Hạ Long – Sơn khắc 2000 (kích thước: 180cm x 280cm)
– Rồng lửa Thăng Long – Acrylic 2012 – 2014 (kích thước: 171cm x 420cm)
– Bộ tranh "Hùng Sơn đất Việt" – Acrylic 2012 – 2013 – 2014 gồm nhiều tấm pano ghép.
* Giải thưởng:
– Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô các năm 1980, 1995, 2010 trao cho các tác phẩm: Đền thờ Nguyễn Trãi, Đền Ngọc Sơn trong ngày hội, Xuân Đất Việt.
– Huy chương vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.
– Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Hoa sỹ Nghệ nhân quốc gia Đào Trọng Cường
– Sinh năm: 1954 tại Hà Nội
– Phó Chủ tịch Hội Đá quý Việt Nam
– Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Đá quý Nữ trang Thần Châu Ngọc Việt.
– Triển lãm 500 bức tranh đá quý tại Khách sạn Melia năm 2002. Đoạt giải Sao vàng Đất Việt.
– Nghệ nhân Bàn tay vàng năm 2003.
– Giải thưởng Nghệ nhân quốc gia năm 2006.
– Triển lãm tranh đá quý 300 bức cỡ quốc gia năm 2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới dự.
– Năm 2006, vinh dự được Nhà nước cho thực hiện và trao tặng 19 bức chân dung của 19 nguyên thủ 19 nước thành viên tham dự APEC lần thứ 14 tổ chức tại Việt Nam.
– Nhận Giải thưởng tinh hoa Việt Nam và nhiều giải thưởng khác.
Linh An