Sống khoẻ

Thực phẩm không nên kết hợp với bắp cải và những người nên kiêng kỵ

Bắp cải được đánh giá là loại rau của thế giới dinh dưỡng vì nó tương đối rẻ so với những loại rau khác nhưng nó lại có nhiều sinh tố bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, có một số lưu ý cần tránh khi sử dụng bắp cải mà bất kỳ ai cũng nên biết.

Những lợi ích sức khỏe của bắp cải:

Bắp cải có chứa nhiều chất sắt vì thế nó rất hữu ích trong điều trị thiếu máu cho những người đang thiếu máu do thiếu sắt.

Cải bắp cũng là loại rau giàu vitamin và dưỡng chất nên khá hiệu quả trong điều kiện bệnh viêm khớp, suy nhược thần kinh, sự chảy mủ, khó tiêu, tầm nhìn có vấn đề và bệnh béo phì.

Loại rau thường được trồng ở các mảnh vườn nhỏ của mỗi gia đình này rất giàu dinh dưỡng và chất xơ. Bên cạnh đó nó còn là một nguồn vitamin C hoàn toàn tự nhiên.

Đặc biệt, bắp cải nổi tiếng với chất đạm tự nhiên được gọi là indoles. Hiện nay nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất indoles có trong bắp cải có thể giảm nguy cơ phát triển của nhiều bệnh ung thư.

Ngay từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, tro của bắp cải đã được pha trộn với mỡ lợn để tạo thành một loại thuốc mỡ giúp khử trùng vết thương.

Và trong chế độ ăn uống của người châu Á, các nghiên cứu dịch tễ học ở những nam giới sống tại Trung Quốc và Nhật Bản cũng cho thấy: nếu ăn nhiều bắp cải trong chế độ ăn hàng ngày sẽ khiến tỉ lệ bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn rất nhiều so với các nam giới ở Mỹ. Kết quả này cũng tương tự được tìm thấy với tỷ lệ ung thư vú ở các phụ nữ.

Bắp cải được đánh giá là loại rau của thế giới dinh dưỡng vì nó tương đối rẻ so với những loại rau khác nhưng nó lại có nhiều sinh tố bảo vệ sức khỏe con người. Nó cũng là thực phẩm hữu hiệu giúp bạn trọng lượng vì một bát cải bắp chỉ chứa khoảng 15 calo.

Ngoài ra, bắp cải rất giàu các vitamin có lợi cho sức khỏe dưới đây:

– Vitamin A: chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ làn da và đôi mắt của bạn.

– Vitamin C: một chất chống oxy hóa quan trọng và giúp cơ thể đốt cháy chất béo.

– Vitamin E: một chất béo hòa tan chống oxy hóa đóng vai trò làm đẹp và chống viêm nhiễm cho làn da.

– Vitamin B: giúp tạo hưng phấn cho toàn bộ hệ thần kinh và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng những lợi ích sức khỏe và giá trị chữa bệnh của bắp cải không chỉ dừng lại tại đó ngược lại bó còn đóng một vai trò rất quan trọng trong sự ức chế các bệnh nhiễm trùng và loét.

Nguyên nhân là do những chất chiết xuất từ bắp cải được chứng minh giúp tiêu diệt một số virus và vi khuẩn, từ đó giúp tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể nhiều hơn nữa. Bắp cải cũng chứa nhiều sắt, lưu huỳnh, khoáng sản giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa.


Dưa chuột: Khi ăn bắp cải cùng dưa chuột sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin C, giảm giá trị các chất dinh dưỡng.

Gan động vật: Sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Táo: Bắp cải tím kỵ táo sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng.

Măng cụt: Ăn bắp cải cùng lúc với măng cụt sẽ làm cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng, gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Những người mắc bệnh này không nên ăn bắp cải:

Người bị dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc

Ăn bắp cải làm cho tình trạng dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc trở nên trầm trọng hơn, nhất là dưa bắp cải muối chua, vì có chứa histamine có khả năng gây ngứa, chảy nước mắt, xung huyết và chảy nước mũi.

Người tạng hàn

Những người thuộc tạng hàn thường xuyên có biểu hiện lạnh bụng mỗi khi ăn đồ mát hoặc lạnh, đặc biệt là vào mùa đông. Hơn nữa, cải bắp lại là thực phẩm có tính mát. Vì vậy, khi chế biến, ăn nên kèm theo một chút gừng tươi để tăng cảm giác ấm và giảm cảm giác lạnh.

Người hệ tiêu hóa kém

Bắp cải nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, người bị tiêu chảy không nên ăn. Đặc biệt là không ăn bắp cải sống, muối xổi vì dễ sinh đầy bụng, nhất là những người bị đau dạ dày, người táo bón, tiểu ít. Cách tốt nhất đối với người có dấu hiệu bệnh trên, nếu ăn thì phải nấu chín.

Người bị bệnh thận

Người bị sỏi thận nếu ăn nhiều bắp cải càng làm cho bệnh trầm trọng hơn vì bắp cải chứa nhiều acid oxalic, có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải.

Người bị cường giáp, bướu cổ

Bắp cải thuộc họ rau chữ thập, rất giàu chất chống oxy hóa glucosinolate. Trong một số điều kiện, glucosinolate bị thủy phân chuyển thành isothiocyanate và thiocyanate có thể gây bệnh tuyến giáp. Cải bắp cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ.

Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ nếu ăn nhiều bắp cải sẽ có nguy cơ tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, chỉ nên ăn một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó, goitrin sẽ bị phân hủy hết.

Người sau phẫu thuật vùng bụng, ngực, chảy máu nghiêm trọng, và người bệnh gan không nên ăn.

Lưu ý khi chế biến bắp cải:

Trong khi bạn nấu ăn, bạn cần cố gắng thực hiện thời gian nấu ở mức tối thiểu. Bởi vì nếu để nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy các vitamin B, vitamin C, canxi, sắt, phốt pho và magiê có trong bắp cải.

Bạn nên ăn bắp cải ít nhất một tuần một lần để nhận được nguồn dinh dưỡng tự nhiên có trong nó. Bạn có thể chế biến bắp cải thành nhiều món hấp dẫn khác nhau như: làm dưa bắp cải, bắp cải xào, luộc, salad hoặc nước bắp cải nhé!

Các lá xanh bên ngoài của bắp cải là nguồn vitamin A tuyệt vời. Các lá trắng bên  trong cũng chứa tỷ lệ sắt cao. Do đó bạn nên kết hợp ăn cả các lá bên ngoài và bên trong mà không nên bỏ các lá bên ngoài đi nhé!

Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram