Sống khoẻ

Thói quen dùng điều hoà ngày nắng nóng có thể gây đột tử

Trong thời tiết nắng nóng của mùa hè thì điều hoà là \"cứu cánh\" của nhiều gia đình, cơ quan, công sở. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu dùng điều hoà không đúng cách có thể gây đột quỵ hoặc tử vong.

Thời tiết nóng bức trong mùa hè, khiến điều hòa trở thành thiết bị điện không thể thiếu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cảnh cáo, việc lạm dụng điều hòa và sử dụng điều hòa không đúng cách có thể khiến bạn bị đột tử. Dưới đây là một số thói quen sử dụng điều hòa vào ngày nắng nóng có thể khiến bạn mất mạng cần phải thay đổi:

Ngồi dưới điều hòa sau khi tắm đêm

Một sai lầm tai hại mà rất nhiều người mắc phải khi sử dụng điều hoà đó chính là thói quen vừa tắm xong đã vào phòng điều hòa ngay. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp tử vong do tắm xong rồi vào phòng điều hoà để quá lạnh.

Sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu tiếp tục ở dưới quạt hay điều hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, đột quỵ.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, sau khi tắm xong nên lau khô người, không ngồi điều hòa chiếu thẳng vào người. Tốt nhất là không vào phòng có điều hòa ngay khi vừa tắm xong. Trong trường hợp phòng đang bật sẵn điều hòa thì nên tắt đi để cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ phòng rồi mới bật điều hòa lại. Hoặc nên để điều hòa nhiệt độ ở mức từ 25 – 28°C để cơ thể không choáng váng khi thay đổi môi trường đột ngột.


Khi say bia, rượu, nhiều người có thể ngủ quên trong vô thức, khi điều hòa mới khởi động mở mức nhiệt độ thấp mà không hay biết để điều chỉnh lại cho phù hợp. Do đó, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và dẫn tới tình trạng nguy kịch như sốc, tê liệt.

Chạy vội vào phòng có điều hòa mát lạnh ngay khi đi ngoài trời nắng nóng cao điểm hoặc ngược lại

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đây là thói quen cực nguy hiểm, có thể dẫn đến sốc nhiệt, nguy cơ đột quỵ cực cao. Nguyên nhân là do cơ thể đột ngột tiếp xúc với môi trường nhiệt độ xuống thấp như đang đi ngoài đường nắng nóng 38-39 độ C vào phòng điều hòa đột ngột chỉ có 17-18 độ C hay ngược lại, sự chênh lệch nhiệt độ nhiều sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời, từ đó làm tổn hại đến trung khu thần kinh.

Chuyên gia này cũng cảnh báo, với sự thay đổi đột ngột này, nếu nhẹ, cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu, chóng mặt. Nặng có thể làm nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, thậm chí dẫn đến trạng thái hôn mê, tử vong. Đặc biệt nguy hiểm hơn với những người có sức đề kháng yếu, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai…

Do đó, trước khi ra khỏi phòng 30 phút, bạn nên tắt điều hòa, mở cửa phòng cho không khí được lưu thông, đồng thời giúp cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Còn nếu từ bên ngoài nắng nóng vào phòng có điều hòa thì nên để điều hòa ở nhiệt độ cao rồi hạ thấp dần chứ không hạ thấp ngay.

Mở máy điều hòa liên tục cả ngày

Dù trời có nóng cỡ nào thì bạn cũng nên tắt điều hòa sau bữa tối, tắt nó trước khi đi ngủ hoặc điều chỉnh chế độ gió nhẹ. Đặc biệt đối với người già và trẻ em, việc bật điều hòa không khí liên tục cả ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khi ở lâu trong phòng kín.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa không quá 2 giờ. Khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới. Ngoài ra, nếu nằm ngủ máy lạnh thì lưu ý càng về đêm, cơ thể thiếu sự vận động, dễ bị cảm lạnh nên bạn cần điều chỉnh máy lạnh tăng nhiệt độ lúc đêm khuya.

Thiết kế điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ em

Khi bị luồng không khí với nhiệt độ quá thấp thổi thẳng vào cơ thể trong thời gian dài sẽ khiến máu huyết không lưu thông, gây ra đau nhức, thậm chí là tê liệt các cơ. Do không khí lạnh nặng hơn không khí nóng, vì vậy, sau khi bật điều hòa, bạn nên điều chỉnh hướng gió điều hòa hướng lên trên, nghĩa là không khí lạnh được đưa lên trên. Bằng cách này, không khí có thể được lưu thông tự động, môi trường tổng thể sẽ trở nên mát hơn, và tránh gây lạnh vùng đầu, cổ và tứ chi.

Dùng điều hòa là không cần dùng thêm quạt

Nhiều người cho rằng bật thêm quạt khi sử dụng điều hòa là sự lãng phí. Tuy nhiên, thực tế thì việc dùng kết hợp quạt và điều hòa vừa đỡ tốn điện vì bạn có thể sử dụng điều hòa ở nhiệt độ cao hơn, đồng thời làm không khí trong phòng lưu thông tốt hơn. Từ đó, người nằm điều hòa cũng cảm thấy khỏe mạnh hơn do không khí lạnh đều hơn trong phòng, giúp người bên trong không bị thay đổi nhiệt độ khi đi lại.

Trời càng nóng càng bật điều hòa ở nhiệt độ thấp

Đây là suy nghĩ cực sai lầm, bởi bật điều hòa nhiệt độ quá thấp không chỉ tốn điện mà còn dễ làm người dùng bị sốc nhiệt do chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài khi đi ra vào, gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến cáo, ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời nóng, nhiệt độ điều hòa trong nhà không nên đặt quá thấp. Nhiệt độ phù hợp nhất cho người lớn trong phòng điều hòa là 25-26 độ. Chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời tốt nhất là không quá 8 độ. Nếu chênh lệch nhiệt độ quá lớn sẽ rất dễ gây chóng mặt, khô miệng, ho, khạc đờm và các khó chịu khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây đột quỵ.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

 

 

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram