Sống khoẻ

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn và nguy cơ nhiễm HIV

Nguy cơ nhiễm HIV, một loại virus có thể lây truyền qua đường tình dục (STI) khá cao, đặc biệt khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ.

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV qua QHTD đường hậu môn

Nguy cơ mắc HIV thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào loại hoạt động tình dục. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn (giao hợp), bao gồm việc đưa dương vật vào hậu môn, có nguy cơ lây truyền HIV cao nhất, nếu một trong hai bạn tình dương tính với HIV. Điều này là do:

- Lớp niêm mạc ở hậu môn thường mỏng và rất dễ bị tổn thương trong quá trình quan hệ. Điều này đã vô tình tạo điều kiện cho HIV đễ dàng xâm nhập trực tiếp vào máu thông qua các vết rách hoặc trầy xước nhỏ.

- Độ xốp của các mô trực tràng, cho phép HIV dễ tiếp cận ngay cả khi không bị hư hại.

Trong quan hệ tình dục qua đường hậu môn, người đưa dương vật vào được gọi là người đưa vào (hoặc người ở trên), và người nhận dương vật được gọi là người tiếp nhận (hoặc người ở dưới). Đối tác ở dưới có khả năng bị nhiễm cao hơn so với đối tác ở trên.

Trong quan hệ tình dục (giao hợp) qua đường hậu môn, đối tác tiếp nhận có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn.

+ Đối với người tiếp nhận: Nguy cơ nhiễm HIV ở hậu môn rất cao, vì niêm mạc trực tràng mỏng và có thể cho phép HIV xâm nhập vào cơ thể trong quá trình quan hệ tình dục qua đường hậu môn từ các chất dịch cơ thể mang HIV, bao gồm máu, tinh dịch, dịch trước tinh dịch (tiền tinh dịch) hoặc dịch trực tràng của người nhiễm HIV. Sử dụng bao cao su hoặc thuốc để bảo vệ chống lây truyền có thể làm giảm nguy cơ này.

+ Đối với người đưa vào: HIV có thể xâm nhập vào cơ thể của người bạn tình ở trên thông qua lỗ ở đầu dương vật (hoặc niệu đạo) hoặc qua các vết cắt nhỏ, vết xước hoặc vết loét hở trên dương vật. Sử dụng bao cao su hoặc thuốc để bảo vệ chống lại sự lây truyền có thể làm giảm nguy cơ này.

Nguy cơ nhiễm trùng khác

Ngoài HIV, một người có thể mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) khác như bệnh Chlamydia và bệnh lậu khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn mà không dùng bao cao su.

Ngoài ra, một số bệnh như viêm gan A, B, C; các loại ký sinh trùng như Giardia, amip đường ruột và các loại vi khuẩn như Shigella, Salmonella, Campylobacter và E. coli... rất dễ mắc khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn mà không dùng bao cao su.

Thậm chí, ngay cả khi đã sử dụng bao cao su, một số bệnh STD vẫn có thể lây truyền qua tiếp xúc da kề da (như bệnh giang mai hoặc herpes). 

Việc xét nghiệm và điều trị các bệnh STD giúp giảm nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV qua quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Nếu một người chưa từng mắc viêm gan A hoặc B, thì vẫn có vaccine để phòng ngừa. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đưa ra khuyến nghị về vaccine cho từng cá nhân.

Bách Nguyên (Theo songkhoe)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram