Sống khoẻ

Những vị trí trên cơ thể cần giữ ấm cho trẻ trong mùa đông

Cho dù thời tiết có lạnh đến đâu, nhưng nếu biết và áp dụng đúng các quy tắc giữ ấm ngày lạnh thì bé yêu nhà bạn sẽ không bao giờ bị ốm.

Đầu và cổ

Đầu là bộ phận cực kỳ quan trọng bởi đây là nơi lưu thông hàng trăm mạch máu trong toàn cơ thể. Do đó, nếu để đầu của trẻ bị lạnh sẽ dễ dẫn đến lạnh toàn cơ thể, đặc biệt là tình trạng ê buốt và đau nhức đầu, lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh đau đầu mãn tính khó chữa. Trong khi đó, cổ cũng quan trọng không kém bởi vùng da tai rất nhạy cảm nên dễ bị tác động bởi không khí lạnh. Sự quan trọng của đầu và cổ là điều hiển nhiên, nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, rất có thể bé sẽ bị ốm, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.


Trong nhiều trường hợp, độ ấm của bàn chân dễ bị cha mẹ bỏ qua. Người xưa có câu: "Cái lạnh bắt đầu từ bàn chân", nguyên nhân chủ yếu là do bàn chân ít mỡ nhất so với các bộ phận khác trên cơ thể, dẫn đến khả năng chống lạnh và giữ ấm của bàn chân kém. Nếu không chú ý giữ ấm chân, bé có thể bị nhiễm lạnh và ốm.

Bụng

Không phải ngẫu nhiên bụng là một trong những bộ phận cần được đặc biệt bảo vệ trong thời tiết lạnh bởi bụng liên quan đến hệ thống tiêu hóa của trẻ. Nếu bụng bị nhiễm lạnh rất dễ là nguyên nhân khiến nhu động ruột tăng lên, gây mất sức đề kháng của cơ thể dẫn tới một số tình trạng như cảm lạnh, sốt cao và mất nước.

Lưng

Lưng cũng như đầu cũng cần phải được giữ ấm khi tiết trời trở lạnh. Tuy nhiên, ấm khác với nóng. Nếu nóng, đổ mồ hôi, gặp lạnh càng dễ bị bệnh hơn. Mẹ cần luôn để ý xem lưng bé có ra mồ hôi không, từ đó biết lớp trang phục mẹ mặc cho con có quá nóng hay quá lạnh mà điều chỉnh. Trời lạnh có thể cho bé mặc áo gi-lê, vừa đảm bảo giữ ấm thân người, lại giúp con dễ dàng vận động, vui chơi.

Khánh Chi (tổng hợp)

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram