Có khoảng trên 90% bệnh nhân tăng huyết áp thường không rõ nguyên nhân. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh một số yếu tố nguy cơ quan trọng có thể làm huyết áp tăng cao là do thói quen và lối sống không lành mạnh.
Nếu bạn đang sở hữu một hoặc cả 5 thói quen không tốt dưới đây thì bạn nên thay đổi ngay từ hôm nay:
1. Thường xuyên ăn mặn
Người hay ăn mặn nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao, bởi muối có nhiều natri chlorure gây tác động xấu cho huyết áp. Người dân ở vùng ven biển có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn so với người dân ở vùng đồng bằng và miền núi. Ở những gia đình có tiền sử tăng huyết áp, có thói quen ăn nhiều chất muối ngay từ khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ tăng huyết áp khi trưởng thành.
Bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần thực hiện chế độ ăn giảm bớt chất muối thì có thể phòng và điều trị được bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu thực hiện chế độ ăn nhạt dưới 6g muối mỗi ngày có thể làm giảm được huyết áp trung bình từ 4-8mmHg.
Trong thuốc lá có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu ghi nhận, khi một người hút một điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tối đa và kéo dài trong khoảng thời gian từ 20-30 phút.
Nếu trong sinh hoạt hàng ngày nếu bạn bỏ qua sở thích này thì khả năng mắc bệnh tăng huyết áp của bạn sẽ giảm xuống đáng kể.
3. Uống nhiều bia, rượu
Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp, việc uống bia, rượu qua mức hoặc người bị nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ huyết áp, như vậy làm cho bệnh tăng huyết áp càng nặng hơn.
Ngoài ra, việc uống bia, rượu quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nề khác, từ đó gián tiếp làm tăng huyết áp. Vì vậy, không nên uống nhiều bia, rượu thì có thể phòng được bệnh tăng huyết áp.
4. Lười vận động thể lực
Những người có thói quen sống tĩnh tại và lười vận động thể lực cũng được xem là một nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. Việc vận động thể lực hàng ngày đều đặn trong khoảng thời gian từ 30-45 phút sẽ mang lại lợi ích rõ rệt trong biện pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng.
5. Căng thẳng, lo âu quá mức
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những người bị căng thẳng thần kinh, lo âu quá mức hay bị stress sẽ làm tăng nhịp tim. Dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học là adrenalin, noradrenalin làm động mạch bị co thắt dẫn đến tăng huyết áp.
Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình tính tự lập, kiên nhẫn và luôn luôn biết làm chủ bản thân trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Bách Nguyên (Theo suckhoegiadinh)