Sống khoẻ

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ cha mẹ cần lưu ý

Nhiều phụ huynh đã chủ quan với sự thay đổi tâm lý của trẻ ở độ tuổi dậy thì. Điều này là vô cùng nguy hiểm, bởi không nắm bắt tâm lý trẻ khi dậy thì kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Chị Trần Thị Điệp (Hà Nội) vừa phải tìm đến bác sỹ tâm lý khi con gái chị bỗng thay đổi một cách kỳ lại. Em Nguyễn Quỳnh Anh năm nay học lớp 6, vốn là học sinh giỏi suốt những năm học cấp 1 nhưng sang cấp 2 là bị điểm kém ngay từ đầu năm học. Chị Diệp lo sợ cho nên vội vã đi tìm gia sư về dạy học cho con mà không báo trước hay hỏi ý kiến con. Đến lúc đưa gia sư về nhà, Quỳnh Anh không những phản đối việc học mà còn ngay lập tức có phản ứng kỳ lạ. Cô bé không ngừng gào khóc nói: "Con đã hứa với mẹ là con sẽ học giỏi nhưng con không làm được, con muốn chết". Và cô bé bỗng cảm thấy áp lực với việc học, bị trầm cảm, rối loạn sợ hãi, mất ngủ, khó hòa nhập, tự ti, tự ái…. Lo sợ con làm điều dại dột, chị Điệp phải tìm đến bác sỹ tâm lý. Bác sỹ cho biết, có một số thay đổi ở tuổi dậy thì mà nếu cha mẹ không chú ý sẽ khiến tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Thạc sĩ tâm lý học Aman Arora (chuyên gia Tâm lý người Ấn Độ đang hợp tác tại một số trung tâm tư vấn tại Việt Nam)

Theo Thạc sĩ tâm lý học Aman Arora (chuyên gia Tâm lý người Ấn Độ đang hợp tác tại một số trung tâm tư vấn tại Việt Nam), thông thường, tuổi dậy thì bắt đầu xảy ra từ 10 đến 13 tuổi, khác nhau ở mỗi cá nhân. Có rất nhiều thay đổi tâm lý xảy ra cả về thể chất và tinh thần. Đây là độ tuổi của sự xung đột, bối rối và chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi vị thành niên.

Aman Arora cho biết, do những thay đổi về thể chất và tiêu tốn nhiều năng lượng, hormone đóng một vai trò quan trọng khiến chúng nổi loạn, tò mò và để ý mọi thứ. Đó là một trạng thái chuyển giao, những thay đổi xảy ra liên tục khiến trẻ bối rối và khó hiểu về bản thân của mình, trẻ cần nhiều tự do để khám phá nhưng lại chưa được hướng dẫn từ những người lớn tuổi.


Cha mẹ nên cho phép trẻ tự quyết định và rút ra bài học từ những sai lầm của bản thân. Độ tuổi thanh thiếu niên nên tự quyết định nhưng cũng cần có lời khuyên từ cha mẹ. Cha mẹ không nên đặt quá nhiều câu hỏi mà hãy thể hiện sự tin tưởng và niềm tin vào trẻ. Cha mẹ đừng bao giờ so sánh con mình với người khác và tỏ ra đánh giá cao trẻ khác hơn con mình

Tuổi dậy thì cũng là độ tuổi để các em hiểu được tầm quan trọng của các giá trị và đạo đức gia đình. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia một số cuộc thảo luận trong gia đình để hiểu quan điểm của trẻ. Để cải thiện mối quan hệ, cha mẹ nên đặt ra một số ranh giới lành mạnh cùng với đủ tự do bằng cách thảo luận lành mạnh và thân thiện với con bạn để khiến con cảm thấy được tôn trọng và đang đạt được những gì mình yêu cầu.

Tóm lại, điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ là dạy trẻ thành thật, biết quan tâm mọi người và không bao giờ ngại thử những điều mới để xây dựng sự tự tin.

Linh An

Cùng thể loại

About Us

The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use arey real content in the Consulting Process anytime you reachtent.

Instagram